Giá mít Thái hôm nay ngày 11/8/2023: Giá tiếp tục leo thang

11/08/2023 - 20:02
(Bankviet.com) Cập nhật giá mít Thái hôm nay ngày 11/8/2023 sớm nhất tại vườn; giá mít Tiền Giang hôm nay ở mức 44.000 đồng/kg. Giá mít tiếp tục được dự báo tăng.
Giá mít Thái hôm nay ngày 31/7/2023: Giá mít Nhất từ 31.000-32.000 đồng/kg Giá mít Thái hôm nay ngày 8/8/2023: Nhu cầu cao, đẩy giá mít Thái tăng Giá mít Thái hôm nay ngày 10/8/2023: Giá mít Nhất Tiền Giang 44.000 đồng/kg

Tại tỉnh Tiền Giang, giá mít Thái hôm nay được các vựa thu mua với giá như sau: Giá mít Nhất 43.000 - 44.000 đồng/kg, giá mít kem lớn ở mức 42.000 đồng/kg, mít kem nhỏ 32.000 đồng/kg, mít kem loại ba giữ nguyên mức 12.000 đồng/kg. Còn đối với thương lái vào vườn mua loại mít Nhất ở mức 41.000 - 42.000 đồng/kg, mít Kem lớn là 40.000 đồng/kg, mít kem nhỏ là 30.000 đồng/kg, mít kem ba ở mức 10.000 đồng/kg.

Giá mít Thái rục rịch tăng theo dự báo
Giá mít Thái hôm nay tiếp tục leo thang. Ảnh minh hoạ

Trong khi đó, tại các tỉnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long như Hậu Giang, An Giang, An Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Vĩnh Long,...giá mít Thái cũng tăng thêm 1.000 đồng/kg. Giá mít Nhất có giá 42.000 - 43.000 đồng/kg, mít Kem lớn có giá mức 41.0000 đồng/kg, mít Kem nhỏ từ 31.000 đồng/kg, mít kem ba là 9.000 đồng/kg. Trong khi đó, các thương lái mua tại vườn các loại mít rẻ hơn mức giá trên 2.000 đồng/kg.

Theo tính toán của nhiều hộ dân có kinh nghiệm trồng và mua bán mít Thái, đối với những trái loại cao thu lời được từ 33.000-34.000 đồng/kg, còn loại trái thấp cũng lời ít nhất 2.000 đồng/kg.

Do mang lại giá trị kinh tế cao, mít Thái đang được mở rộng diện tích trồng tại các tinth Đồng bằng Sông Cửu Long. Với Tiền Giang, địa phương mở rộng vùng trồng mít Thái lên trên 14.000 ha, đứng thứ hai về diện tích sau cây sầu riêng với sản lượng mỗi năm khoảng 200.000 tấn trái. Diện tích mít Thái tập trung tại các huyện, thị vùng kiểm soát lũ phía Tây, gồm: Huyện Cai Lậy, huyện Cái Bè, huyện Châu Thành, huyện Tân Phước, thị xã Cai Lậy…

Ưu điểm của mít Thái là dễ trồng, thích nghi với thổ nhưỡng khu vực Đồng bằng song Cửu Long, năng suất cao và sớm cho trái. Chỉ sau 2 năm, mít Thái có thể cho thu hoạch. Khi cây trưởng thành có thể đạt năng suất bình quân từ 15 - 20 tấn/ha, đầu ra nông sản thuận lợi. Đây là một trong những nguyên nhân trong thời gian qua, nông dân tích cực chuyển đổi đất trồng lúa những địa bàn khó khăn hoặc cải tạo vườn tạp sang trồng mít và diện tích mít Thái tăng nhanh.

Theo những người dân trồng mít Thái lâu năm, vốn đầu tư ban đầu khoảng hơn 100 triệu đồng/ha cho các khoản chi phí cần thiết như: Lên líp, mua con giống, lắp đặt hệ thống tưới phun tự động tiết kiệm nước,… Sau 2 năm, vườn mít bắt đầu cho thu hoạch. Trong quá trình chăm sóc, người trồng cần chú trọng bón nhiều phân hữu cơ, không dùng phân bón gốc vô cơ, thường xuyên tỉa cành, tạo tán, theo dõi sự sinh trưởng cây trồng phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Ngoài ra, quan tâm tỉa thưa trái, bỏ bớt những quả bị đèo đẹt, méo mó…, chỉ chừa lại những quả to, hình dáng đầy đặn dễ bán, thị trường ưa chuộng kết hợp xử lý rải vụ cho thu hoạch quanh năm.

Để giúp nông dân phát huy tiềm năng cây mít Thái trong giảm nghèo nông thôn, tiến tới làm giàu bền vững vừa tránh được tình trạng "được mùa, mất giá", ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang đã chuyển giao kỹ thuật thâm canh, ứng dụng khoa học - công nghệ để tăng năng suất, sản lượng, đồng thời khuyến khích bà con áp dụng kỹ thuật xử lý cho trái rải vụ nhằm có thu hoạch quanh năm. Từ đó, tránh được tình trạng thu hoạch tập trung vào một thời điểm nhất định khiến nguồn cung vượt cầu, mít Thái rớt giá, thu nhập của nông dân sụt giảm.

Đáng mừng là trong những ngày qua, tại tỉnh Tiền Giang, giá mít Thái hồi phục mạnh. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện nay, tại tỉnh Tiền Giang, vụ mít chính trong năm đã qua, nguồn cung trong các vườn mít đã cạn trong khi nhu cầu thị trường cao. Phần lớn nông dân đang tập trung chăm sóc, cải tạo vườn chuẩn bị cho vụ mít mới. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá mít Thái tăng mạnh trong những ngày gần đây.

Hải Linh

Theo: Báo Công Thương