Giá vàng hôm nay 6/10/2022: USD tăng trở lại, vàng quay đầu giảm

06/10/2022 - 20:30
(Bankviet.com) Giá vàng hôm nay ghi nhận thị trường thế giới quay đầu giảm nhanh giữa bối cảnh giới đầu tư đang thận trọng không thực hiện các giao dịch lớn trước khi số liệu việc làm tháng 9/2022 của Mỹ.

Giá vàng hôm nay 4/10/2022: Bất ngờ "quay xe" tăng vọt nhờ đồng USD giảm

Giá vàng trong nước: Gần chạm ngưỡng 67 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 5/10/2022: Thị trường bất ổn, vàng tái chinh phục ngưỡng 1.700 USD

Giá vàng trong nước

Sáng 5/10, vàng nhẫn 9999 của SJC được niêm yết ở mức 52,55-53,55 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 50.000 đồng so với ngày hôm qua. Trong khi đó, giá vàng nhẫn tại PNJ được mua vào - bán ra ở mức 52,5 triệu/lượng (mua vào) và 53,5 triệu/lượng (bán ra), tăng tới 200.000 đồng ở chiều mua vào và tăng 100.000 đồng ở chiều mua ra so với hôm qua.

Nếu so với một tuần trước, giá vàng nhẫn của SJC và PNJ đã tăng tới hơn 2 triệu đồng/lượng.

Theo một số tiệm vàng, vàng nhẫn đang được nhiều người lựa chọn bởi thời điểm này, nhu cầu mua sắm trang sức cho mùa cưới, làm đẹp cuối năm tăng cao. Thêm vào đó, giá vàng nhẫn giảm sâu xuống vùng 50-51 triệu đồng/lượng đã kích thích nhu cầu mua vàng nhẫn của người dân

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Tổng hợp bảng giá vàng SJC tại các thương hiệu kinh doanh lớn trong nước tại thời điểm chốt phiên giao dịch ngày 5/10:

Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở 65,40 – 66,40 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Doji hiện niêm yết giá vàng SJC tại: 65,50 – 66,40 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Phú Quý niêm yết tại: 65,40 – 66,40 triệu đồng/lượng.

Hệ thống PNJ niêm yết tại: 65,40 – 66,40 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại Bảo tín Minh Châu được niêm yết tại: 65,46 – 66,38 triệu đồng/lượng; thương hiệu vàng Rồng Thăng Long giao dịch tại 52,13 – 53,03 triệu đồng/lượng; giá vàng trang sức giao dịch tại 51,65 – 52,85 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới

Đêm 5/10 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.708 USD/ounce. Vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York ở mức 1.712 USD/ounce.

Giá vàng thế giới đêm 5/10 thấp hơn khoảng 6,2% (113 USD/ounce) so với đầu năm 2022. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 49 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 17,4 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 5/10.

Giá vàng trên thị trường quốc tế quay đầu giảm sau cú tăng bứt phá trong phiên liền trước. Đồng USD và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng trở lại. Vàng giảm chủ yếu do áp lực chốt lời sau cú bứt phá lên 1.730 USD/ounce trong phiên liền trước và đồng USD có xu hướng tăng trở lại.

Chỉ số DXY - đo lường biến động của đồng USD so với rổ 6 đồng tiền chủ chốt tăng thêm hơn 1,2 điểm so với phiên liền trước lên 111,36 điểm. Lợi tức trái phiếu 10 năm của Mỹ tăng trở lại từ mức 3,617%/năm trong phiên 3/10 lên mức 3,763%/năm vào đầu phiên 5/10 trên thị trường New York.

Một đồng USD cao hơn khiến cho mặt hàng không có lợi tức như vàng chịu áp lực giảm. Vàng giảm giá còn do giới đầu tư đón nhận thông tin thị trường việc làm Mỹ tích cực hơn dự báo.

Giá vàng có thể vượt qua ngưỡng 1.735 USD/ounce

Nhà phân tích Matt Simpson của công ty môi giới ngoại hối và giao dịch kỳ hạn City Index (Anh) cho biết, vàng có thể vượt qua ngưỡng kháng cự quan trọng 1.735 USD/ounce trong trường hợp dữ liệu việc làm của Mỹ yếu đi.

Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) gần đây đã nhắc lại cam kết của họ trong việc kiểm soát lạm phát cao. Mặc dù vàng theo truyền thống được coi là hàng rào chống lại lạm phát, song việc Mỹ liên tục nâng lãi suất mạnh tay đã làm giảm đi sự hấp dẫn của tài sản vốn không sinh lời này. Tính từ đầu năm tới nay, giá vàng đã giảm 6%.

Các nguồn tin cho biết, các ngân hàng cung cấp vàng đã cắt giảm các chuyến hàng đến Ấn Độ và tập trung vào Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và các thị trường khác, nơi có mức phí bảo hiểm chênh lệch giá kỳ hạn tốt hơn.

Ông Chanda Venkatesh, Giám đốc điều hành của công ty buôn bán vàng bạc CapsGold có trụ sở tại Hyderabad thông tin, mức phí bảo hiểm giảm mạnh vì một lỗ hổng cho phép một số doanh nghiệp Ấn Độ nhập khẩu vàng dưới dạng hợp kim bạch kim - vốn phải chịu thuế suất thấp hơn.

Lỗ hổng đó cho phép một số người thậm chí còn chào bán vàng với giá thấp hơn tiêu chuẩn. Điều đó trái ngược với mức phí bảo hiểm 20-45 USD/ounce ở thị trường tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới là Trung Quốc.

Lượng vàng nhập khẩu vào Ấn Độ trong tháng 9/2022 giảm 30% so với cùng kỳ một năm trước xuống 68 tấn, trong khi nhập khẩu vàng của Thổ Nhĩ Kỳ tăng 543%. Nhập khẩu vàng ròng của Trung Quốc qua Hong Kong (Trung Quốc) cũng đã tăng gần 40% lên mức cao nhất trong hơn bốn năm vào tháng Tám.

Linh Linh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán