Giá xăng dầu hôm nay 14/11/2022: Một tuần giảm giá mạnh | |
Giá xăng dầu hôm nay 15/11/2022: Duy trì sắc xanh | |
Giá xăng dầu hôm nay 16/11/2022: Giảm "cực sốc" |
Cụ thể, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 1/2023 đứng ở mức 86,69 USD/thùng, tăng 0,44 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 16/11, giá dầu WTI giao tháng 1/2023 đã tăng tới 1,92 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 1/2023 đứng ở mức 94,26 USD/thùng, tăng 0,40 USD/thùng trong phiên và đã tăng tới 1,59 USD so với cùng thời điểm ngày 16/11.
Nguồn ảnh: Internet |
Giá dầu quay đầu tăng mạnh sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đưa cảnh báo về việc Liên minh châu Âu (EU) ban hành lệnh cấm đối với xuất khẩu dầu khi của Nga qua đường hàng hải.
ự bất ổn của thị trường dầu thô còn được cảnh báo đến từ việc các lệnh áp trần giá dầu và khí đốt Nga của EU. IEA cho rằng, việc áp trần giá có thể xoa dịu căng thẳng của thị trường nhưng nó cũng sẽ khiến thị trường trở lên bất ổn, khó lường hơn. Điều này được cảnh báo sẽ làm tăng sức ép đối với nguồn cung vốn đã thắt chặt trên thị trường.
Giá dầu tăng mạnh còn do đồng USD mất giá khi lạm phát Mỹ ghi nhận giảm nhanh trong tháng 10/2022, qua đó làm giảm kỳ vọng tăng lãi suất của Fed. Tâm lý lạc quan của nhà đầu tư sau loạt dữ liệu bán lẻ của Mỹ trên thị trường chứng khoán Mỹ cũng là nhân tố hỗ trợ giá dầu đi lên.
Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ năm 2022 và 2023
Dự báo mức tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu cho năm 2022 đã giảm đi thêm 0,1 triệu thùng/ngày, xuống còn 2,5 triệu thùng/ngày.
Trong quý II/2022, những quốc gia tiêu thụ dầu mỏ chính của OECD đã đưa về những con số cao ngoài mong đợi, vì vậy OPEC đã nâng dự báo triển vọng nhu cầu lên một chút. Tuy nhiên, nhu cầu trong quý III và IV đã “hạ xuống do chính sách Zero Covid của Trung Quốc, những bất ổn địa chính trị kéo dài và suy thoái kinh tế”.
OPEC cũng đã hạ dự báo triển vọng nhu cầu dầu thô cho năm 2023 xuống còn 2,2 triệu thùng/ngày (giảm 0,1 triệu thùng/ngày). Báo cáo phân tích: Tình trạng biến động kinh tế, chính sách phòng COVID-19 và diễn biến địa chính trị sẽ tiếp tục cản trở khả năng tăng trưởng nhu cầu.
Nghiên cứu về tình trạng tồn kho toàn cầu của OPEC cho thấy: Trong 3 quý đầu năm 2022, do hiệu suất tinh chế dầu suy giảm, sản lượng dầu thô trên thị trường toàn cầu luôn tồn dư khoảng 0,3 triệu trùng/ngày so với tổng nhu cầu. Do đó, mức tồn kho “đã chuyển từ tình trạng thâm hụt suốt quý II sang tồn dư ở quý III”. Từ đầu năm 2022 cho đến tháng 9/2022, tồn kho dầu toàn cầu đã đạt gần 8,1 tỷ thùng (tăng thêm 158 triệu thùng).
Trong tháng 10, sản lượng của các thành viên OPEC đã giảm xuống còn 210.000 thùng/ngày so với tháng 9. Như vậy, tổng sản lượng tháng 10 chỉ đạt 29,5 triệu thùng/ngày. Sản lượng giảm chủ yếu ở Ả Rập Xê-út (giảm 149.000 thùng/ngày) và Angola là hai quốc gia cắt giảm sản lượng nhiều nhất.
Thanh Hằng