Cổ phiếu PGB của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank, UPCoM) vừa có nhịp bật tăng mạnh nhờ thông tin đấu giá thành công 40% vốn điều lệ.
Cụ thể, cổ phiếu PGB bật tăng mạnh mẽ 38% từ mức 24.500 đồng/cổ phiếu (giá đóng cửa phiên 6/4) lên 33.600 đồng/cổ phiếu (phiên giao dịch chiều ngày 19/4).
Trước diễn biến tăng mạnh của cổ phiếu của PGB, người thân lãnh đạo của PG Bank liên tiếp thoái vốn |
Tính trong một tháng trở lại đây, cổ phiếu PGB ghi nhận mức tăng 84% nhờ hiệu ứng từ thương vụ bán vốn của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, HOSE: PLX). Được biết, trong phiên đấu giá ngày 7/4, Petrolimex đã hoàn tất thoái 40% cổ phần (tương đương 120 triệu cổ phiếu) tại PG Bank.
Trong số 16 nhà đầu tư đăng ký đấu giá, có ba nhà đầu tư tổ chức và một nhà đầu tư cá nhân đã đấu giá thành công. Giá trúng bình quân là 21.400 đồng/cổ phiếu, cao hơn so với mức giá khởi điểm 21.300 đồng/cô phiếu. Theo ước tính của SSI Research, Petrolimex sẽ thu được 2.600 tỷ đồng từ thương vụ trên, tương đương 14% số dư tiền và tương đương tiền hiện tại của tập đoàn.
Mặt khác, trước diễn biến tăng mạnh của cổ phiếu của PGB, người thân lãnh đạo của PG Bank đã đăng ký bán toàn bộ hơn 7,6 triệu cổ phiếu, tương ứng 2,55% vốn điều lệ.
Cụ thể, bà Đinh Thị Bé, chị ruột ông Đinh Thành Nghiệp, Phó Tổng giám đốc kiêm Ủy viên HĐQT PG Bank đăng ký bán toàn bộ hơn 4,1 triệu cổ phiếu PGB để giảm sở hữu từ 1,38% về còn 0% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 20/4 đến 19/5.
Ông Đinh Văn Lâm, em ông Đinh Thành Nghiệp cũng đăng ký bán toàn bộ 3.395.400 cổ phiếu PGB để giảm sở hữu từ 1,13% về còn 0% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 20/4 đến 19/5.
Bà Nguyễn Bạch Mai, vợ ông Đinh Thành Nghiệp cũng đăng ký bán toàn bộ 108.528 cổ phiếu PGB để giảm sở hữu từ 0,036% về còn 0% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 21/4 đến 19/5.
Tính trong một tháng trở lại đây, cổ phiếu PGB ghi nhận mức tăng 84% (Nguồn: TradingView) |
Việc Petrolimex thoái vốn khỏi PG Bank có thể sẽ khiến ngân hàng này ít nhiều gặp bất lợi, thế nhưng trên sàn chứng khoán, mã PBG vẫn đang tạo sóng mạnh so với nhiều mã trên sàn. Đơn cử, VPB hiện đang giao dịch ở mức giá hơn 20.000 đồng, MBB hơn 18.000 đồng, HDB hơn 19.000 đồng, OCB hơn 16.000 đồng, SHB hơn 11.000 đồng… thì việc cổ phiếu PGB giao dịch với giá 33.600 đồng/cổ phiếu là điều khá bất thường. Theo giới phân tích, nhiều khả năng cổ phiếu PGB được "kéo lên" để làm đẹp báo cáo và sâu xa hơn là tránh tác động đến ngân hàng đứng ra nhận chuyển giao bắt buộc với PGB. Vừa qua, một lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank, HOSE: MSB), xác nhận đang chuẩn bị phương án sáp nhập thêm một ngân hàng để trình ĐHCĐ thông qua và Ngân hàng Nhà nước phê duyệt theo gợi ý của cơ quan này. Dù không công bố tên ngân hàng được MSB nhận chuyển giao, nhưng nhiều người dự đoán rằng đó chính là PG Bank. |
PG Bank mới đây cũng vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2023 và là ngân hàng đầu tiên công bố BCTC quý I/2023. Theo đó, các mảng kinh doanh của PG Bank đồng loạt có kết quả tăng trưởng tích cực trong đó, thu nhập lãi thuần tiếp tục là nguồn thu cốt lõi tăng tới 44,5% so với quý I/2022, đạt 339 tỷ đồng, chủ yếu nhờ tăng trưởng của thu nhập lãi cho vay khách hàng.
Bên cạnh đó, lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 32%, đạt 14 tỷ. Lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 32,4%, đạt 13,5 tỷ đồng. Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư không ghi nhận lãi/lỗ trong quý 1 năm nay. Lãi từ hoạt động khác đạt 24 tỷ đồng, giảm 63%.
Tổng thu nhập hoạt động trong kỳ của PG Bank đạt 391 tỷ đồng, tăng 11,6% so với quý I/2022. Chi phí hoạt động tăng 22% lên 186 tỷ đồng. Chi phí dự phòng rủi ro giảm 27% xuống còn 51 tỷ. Theo đó, PG Bank ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý I/2023 ở mức 153 tỷ, tăng 21% so với cùng kỳ.
Tính đến ngày 31/3/2023, tổng tài sản của PG Bank đạt 46.474 tỷ đồng, giảm 5% so với đầu năm, chủ yếu do ngân hàng giảm cho vay các tổ chức tín dụng khác và giảm danh mục chứng khoán đầu tư. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 0,3% lên 29.146 tỷ đồng, tiền gửi khách hàng tăng 4,8% lên 32.770 tỷ.
Nợ xấu nội bảng của ngân hàng cuối tháng 3 là 718 tỷ đồng, giảm 26 tỷ so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay giảm từ 2,56% xuống 2,47%.
Nhìn lại năm 2022, lợi nhuận trước thuế của PG Bank đạt 506 tỷ, tăng 54% so với năm ngoái và vượt 24% kế hoạch năm (406 tỷ đồng). Thu nhập lãi thuần vẫn là nguồn đóng góp chính với hơn 1.200 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2021.
Tính đến 31/12/2022, tổng tài sản của PG Bank đạt hơn gần 49.000 tỷ đồng, tăng 20,9% so với cuối năm 2021. Tổng huy động của ngân hàng đạt trên 31.200 tỷ đồng, tăng 11,3%. Dư nợ tín dụng tăng 5,6% so với cuối năm ngoái.
Trong năm, nợ xấu nội bảng của ngân hàng tăng 7,3% lên 745 tỷ đồng đưa tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng tăng từ 2,52% lên 2,56%. Tại thời điểm cuối năm 2022, trái phiếu đặc biệt của VAMC tại PG Bank là hơn 951 tỷ đồng, tăng 34% so với thời điểm 31/12/2021.
Được biết, trong năm 2023, PG Bank tiếp tục không có kế hoạch tăng vốn điều lệ. Đây là năm thứ 13 liên tiếp PG Bank không tăng vốn điều lệ và năm thứ 11 liên tiếp không chia cổ tức.
Chứng khoán phiên sáng 19/4: AGR "có sóng", VN-Index gần như đi ngang Thị trường chứng khoán phiên giao dịch sáng ngày 19/4 chứng kiến cổ phiếu AGR "nổi sóng" với mức tăng trần, tuy vậy VN-Index vẫn ... |
Thị trường chứng khoán ngày 19/4/2023: Tín hiệu kỹ thuật phiên chiều Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam dẫn nguồn Vietstock đưa ra những phân tích tín hiệu kỹ thuật phiên chiều ngày ... |
Cảnh báo NĐT về hoạt động cung cấp dịch vụ chứng khoán nhưng không được UBCKNN cấp phép Nhà đầu tư có thể gặp rủi ro khi có tranh chấp xảy ra mà không được pháp luật về chứng khoán bảo vệ quyền ... |
Lưu Lâm