Hệ sinh thái Viettel kết thúc xu hướng tăng giá, VN-Index vững mốc 1.250 điểm

09/04/2024 - 00:04
(Bankviet.com) Trong phiên giao dịch đầu tuần, áp lực bán đã giảm rõ rệt. Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu thuộc hệ sinh thái Viettel đồng loạt điều chỉnh với thanh khoản lớn.

Trong phiên giao dịch chiều ngày 8/4/2024, thị trường chứng khoán tiếp tục ghi nhận tín hiệu tiêu cực với sắc đỏ bao trùm. Theo đó, VN-Index chốt phiên giao dịch hôm nay với mức giảm 0,38%, qua đó quay lại mốc 1.250 điểm. Thanh khoản thị trường ghi nhận con số trên 20,4 nghìn tỷ đồng, tương ứng hơn 876 triệu cổ phiếu được giao dịch.

Tại nhóm VN30, HDB, BID, CTG là các cổ phiếu tăng mạnh nhất nhóm. Đáng chú ý, HDB tiếp tục bứt phá với mức tăng hơn 2%. Chiều ngược lại, VRE giảm gần 5% sau khi chính thức rời khỏi hệ sinh thái Vingroup.

Hệ sinh thái Viettel kết thúc xu hướng tăng giá, VN-Index vững mốc 1.250 điểm
Diễn biến thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch sáng nay.

Tại nhóm đầu tư công, so với phiên sáng, sắc đỏ tiếp tục chiếm vị thế. Kết phiên chiều, các mã cổ phiếu thuộc liên danh VIETUR gồm CC1, VCG, HAN,... bắt đầu hồi phục với thanh khoản tương đối. Cùng chiều, các cổ phiếu cùng ngành khác như HHV, KSB, FCN, LCG,... đồng loạt giảm điểm với biến động tương đối lớn.

Diễn biến cùng chiều, nhóm đầu tư công, nhóm cổ phiếu thép có phần giữ nhịp. Bộ 3 cổ phiếu HPG, HSG, NKG ghi nhận mức mức giảm quanh 2%. Ngoài ra, các mã vốn hóa nhỏ hơn như SMC, TIS,... không thay đổi quá nhiều so với diễn biến của phiên sáng. Cá biệt, cổ phiếu POM tiếp tục sàn cứng sau khi đón nhận tin xấu.

Tại nhóm chứng khoán, dòng tiền có tín hiệu tăng dần so với phiên sáng, dẫn tới diễn biến phân hóa rõ ràng. So với phiên sáng, số lượng mã đỏ tiếp tục tăng dần. Các cổ phiếu VND, SSI, FTS, BSI, HCM,... đồng loạt giảm điểm với biên độ từ 2% - 4%.

Trong diễn biến khác, nhóm ngân hàng ghi nhận sự phân hóa rõ ràng của dòng tiền. Ngược chiều với HDB, các mã cùng ngành như STB, SHB, VPB đồng loạt giảm điểm với thanh khoản lớn. Cá biệt, STB chưa thể kết thúc xu hướng giảm giá khi lui về mốc 29.000 đồng.

Tại nhóm dầu khí, diễn biến của của giá dầu trong ngày hôm qua đã tác động một phần tới biến động của cổ phiếu năng lượng. Chốt phiên chiều, PVD, PVS, BSR, PVC phân hóa trong sắc xanh, đỏ đan xen với thanh khoản tương đối.

Ngoài ra, lực bán bất ngờ suy giảm đáng kể tại nhóm BĐS trong phiên chiều nay. Kết phiên giao dịch chiều 8/4, các cổ phiếu như DIG, CEO, HDC, DXG,... phân hóa trong sắc xanh giao động từ 1% - 3%. Cá biệt, trong phiên hôm nay, NHA là mã tích cực nhất nhóm khi "lộ trần" trong phiên giao dịch chiều nay.

Trên sàn HNX, nhịp giảm của nhóm HNX30 gây ra nhiều tác động tới chỉ số chung trong cuối phiên. Chốt phiên giao dịch chiều 8/4, số lượng mã đỏ đã chiếm ưu thế, chỉ số HNX-Index tiến về vùng 238 điểm. Thanh khoản trên sàn HNX tiếp tục được duy trì mức cao, tương đương 109 triệu đơn vị, trị giá khoảng hơn 2.200 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, nhóm HNX30 diễn biến tương đối cùng chiều với sự phân hóa rõ ràng của dòng tiền. Đáng chú ý, LHC tiếp tục là mã mạnh nhất nhóm khi đóng cửa trong sắc xanh. Ngược lại, DDG lộ sàn, qua đó là mã giảm mạnh nhất nhóm.

Trên UPCoM, dòng tiền đã có sự phân hóa rõ ràng. Chốt phiên, UPCoM-Index ghi nhận biến động không quá lớn. Cổ phiếu BSR không biến động quá nhiều khi đóng cửa tại mốc 19.800 đồng/CP với khối lượng giao dịch thị đạt xấp xỉ 6,5 triệu đơn vị. Tiếp theo đó, C4G khớp trên 1,2 triệu đơn vị và đóng cửa tại vùng giá 11.100 đồng.

Tổng quan, trong phiên giao dịch thứ Hai thị trường chứng khoán tiếp ghi nhận áp lực bán gia giảm rõ rệt, qua đó khiến chỉ số VN-Index để mất mốc 1.260 điểm. Mặc dù nhóm bank và bất động sản tiếp tục thu hút được dòng tiền trong phiên chiều, tuy nhiên nhiều cổ phiếu không thể giữ được mức giá cao nhất phiên.

Đà tăng của nhóm ngân hàng diễn ra trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ gia hạn Thông tư 02 thêm 6 tháng. Theo đó, thông tư 02/2023/TT-NHNN (Thông tư 02) được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành vào cuối tháng 4/2023 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2024.

Đối tượng được xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là những khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và gặp khó khăn trong việc trả nợ các khoản vay phục vụ đời sống, tiêu dùng. Ngân hàng Nhà nước trao quyền chủ động cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc xem xét, đánh giá khó khăn của khách hàng để quyết định việc cơ cấu lại khoản nợ vay của khách hàng.

Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ do tổ chức tín dụng quyết định nhưng không vượt quá 12 tháng kể từ ngày đến hạn của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/12/2023, có gần 188.000 lượt khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02, với tổng giá trị nợ gốc và lãi được cơ cấu là trên 183.500 tỷ đồng.

Ngoài ra, nhóm cổ phiếu thuộc hệ sinh thái Viettel bất ngờ điều chỉnh mạnh trong phiên giao dịch hôm nay. Theo đó, loạt cổ phiếu VTP - CTR - VGI đồng loạt giảm mạnh, biến động lên tới 10%. Xét trên góc độ phân tích kỹ thuật, loạt cổ phiếu trên đã kết thúc xu hướng tăng giá.

HNX gọi tên 69 mã chứng khoán bị cắt margin quý 2/2024

Trong danh sách 69 cổ phiếu bị cắt margin, có 6 doanh nghiệp thuộc nhóm có khả năng bị hủy niêm yết trên HNX.

Áp lực điều chỉnh giảm dần, thị trường chứng khoán giữ mốc 1.250 điểm

Trong phiên giao dịch đầu tuần, áp lực bán ròng đã suy yếu đáng kể. Nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán là động lực ...

Đầu tư chứng khoán tháng 4: Ưu tiên chiến lược phòng thủ

Chứng khoán Rồng Việt vừa có báo cáo cập nhật triển vọng thị trường chứng khoán tháng 4 trong đó nhấn manh mùa công bố ...

Hoàng Anh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán