Ngày 25/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã có quyết định chấp thuận niêm yết hơn 42,8 triệu cổ phiếu của Công ty CP Than Cao Sơn – TKV (CST). Đây là bước đi quan trọng của CST sau hơn 3 năm giao dịch trên sàn UPCoM. Với vốn điều lệ hơn 428 tỷ đồng, CST là công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), tổ chức nắm giữ 65,14% vốn điều lệ.
Một trong các hoạt động của Than Cao Sơn – TKV trong việc đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước |
Than Cao Sơn – TKV được thành lập vào tháng 8/2020 từ việc hợp nhất hai công ty thành viên của TKV là CTCP Than Cao Sơn - Vinacomin và Công ty CP Than Tây Nam Đá Mài - Vinacomin. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực khai thác, chế biến, kinh doanh than đá. Một số dự án lớn của CST có thể kể đến như mỏ than lộ thiên Khe Chàm II (công suất 2,5 triệu tấn/năm) và dự án cải tạo, mở rộng mỏ than Cao Sơn (công suất 4,5 triệu tấn/năm).
Trước đó, vào tháng 2/2021, cổ phiếu CST đã được Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán, và đến tháng 4/2021, cổ phiếu được giao dịch trên sàn UPCoM. Việc niêm yết trên HNX lần này đánh dấu một bước tiến mới của công ty trong hành trình phát triển.
Dù ghi nhận doanh thu thuần 9 tháng đầu năm 2024 đạt 7.365 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ, Công ty vẫn gặp khó khăn trong quý III/2024. CST báo lỗ ròng gần 43 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi 31 tỷ đồng. Theo giải trình, nguyên nhân chính là ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão số 3 (siêu bão Yagi) vào tháng 9/2024, khiến chi phí xử lý sự cố tăng cao.
Lũy kế 9 tháng, lãi trước thuế của CST đạt gần 167 tỷ đồng, vượt 28% chỉ tiêu lợi nhuận năm và hoàn thành 78% mục tiêu doanh thu. Mặc dù vậy, áp lực tài chính vẫn đè nặng khi quy mô tài sản tăng mạnh nhưng nợ phải trả cũng tăng đáng kể.
Tính đến ngày 30/09/2024, tổng tài sản của CST đạt gần 3.144 tỷ đồng, tăng 30% so với đầu năm, trong đó tập trung ở khoản phải thu ngắn hạn (1.386 tỷ đồng) và hàng tồn kho (804 tỷ đồng). Tuy nhiên, nợ phải trả lên tới 2.070 tỷ đồng, tăng 58%, chủ yếu do các khoản dự phòng phải trả ngắn hạn phát sinh từ cung độ vận tải không đạt kế hoạch, nhiên liệu không đạt đơn giá và chi phí sản xuất. Đặc biệt, nợ vay dài hạn cũng tăng hơn gấp rưỡi, lên mức gần 331 tỷ đồng.
Việc niêm yết trên HNX là cơ hội để CST cải thiện khả năng huy động vốn, tăng tính minh bạch và thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Tuy nhiên, với áp lực tài chính gia tăng và kết quả kinh doanh chưa ổn định, CST cần có chiến lược cụ thể để tối ưu hóa hoạt động khai thác, kiểm soát chi phí và đảm bảo hiệu quả kinh doanh bền vững. Sự kiện niêm yết lần này được kỳ vọng sẽ giúp CST khẳng định vị thế trên thị trường và nâng cao giá trị cổ phiếu trong dài hạn.
Khối ngoại mua ròng 231 tỷ đồng phiên 25/12, điểm sáng đến từ các mã bluechip Khối ngoại mua ròng 231 tỷ đồng phiên 25/12, tăng mạnh so với 34 tỷ đồng hôm qua. SSI, HPG dẫn đầu chiều mua trên ... |
Nhận định chứng khoán 26/12: Kịp chinh phục mốc 1.300 điểm trước Tết dương lịch? VN-Index tăng 13,68 điểm lên 1.274,04 điểm trong phiên 25/12 nhờ sự bùng nổ của dòng tiền và nhóm cổ phiếu Blue Chip. Nhà đầu ... |
Bản tin chứng khoán sáng 26/12: YEG chưa hạ nhiệt, HBC nổi sóng sàn UPCoM Bản tin chứng khoán sáng 26/12 bao gồm các thông tin như cổ phiếu YEG tiếp tục hút tiền, thị giá có phiên tăng trần ... |
Nguyên Nam