Không còn lãi từ giao dịch mua rẻ, lợi nhuận quý III của Nam Long (NLG) giảm đến 83% |
Cụ thể, trong quý III/2022, doanh thu thuần của Hodeco đạt 344 tỷ đồng; lãi gộp đạt 132 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước.
Trong quý, các loại chi phí tăng khá mạnh: chi phí tài chính tăng 83%, đạt 18 tỷ đồng; chi phí bán hàng tăng 2,6 lần, đạt 3,7 tỷ đồng; chi phí quản lý tăng 64%, đạt 11 tỷ đồng. Công ty cũng chịu lỗ trong công ty liên kết 6 tỷ đồng. Tuy vậy, kết quý III/2022, Hodeco vẫn có lãi trước thuế 93 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần của Hodeco đạt 1.124 tỷ đồng, tăng 22%; lãi gộp đạt 447 tỷ đồng, tăng 34%, tương ứng biên lãi gộp 39,7% (cải thiện đáng kể so với cùng kỳ là 36%). Chi phí tài chính 9 tháng đạt 75 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần cùng kỳ, là điểm đáng chú ý trong bức tranh kinh doanh.
Kết quả, Hodeco có lãi trước thuế 321 tỷ đồng, tăng 22%. Với kết quả này, công ty đã hoàn thành 60% kế hoạch lợi nhuận năm 2022.
Luỹ kế 9 tháng, Hodeco có lãi trước thuế 321 tỷ đồng, hoàn thành 60% kế hoạch lợi nhuận năm 2022. Ảnh minh họa |
Về tài sản, tại ngày 30/9/2022, tổng tài sản của Hodeco đạt 4.622 tỷ đồng, tăng 22%. Cơ cấu tài sản nổi bật là sự gia tăng của các khoản phải thu ngắn hạn, tăng 64%, đạt 1.200 tỷ đồng; chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dài hạn đạt 991 tỷ đồng, tăng 54%; trong khi hàng tồn kho giảm nhẹ 4% đạt 1.786 tỷ đồng.
Đáng chú ý, Hodeco có 110 tỷ đồng đầu tư vào chứng khoán kinh doanh (chủ yếu là mua cổ phiếu của Xây lắp Thừa Thiên Huế - HUB). Đến thời điểm kết thúc quý III, công ty đã phải dự phòng giảm giá 14 tỷ đồng.
Về nguồn vốn, tại ngày kết thúc quý III/2022, nợ phải trả đạt 2.929 tỷ đồng, gần như không đổi. Cơ cấu nguồn vốn có điểm đáng kể là sự gia tăng của nợ vay, tăng 27%, đạt 1.709 tỷ đồng; trong đó: vay ngắn hạn là 747 tỷ đồng, tăng 43%, vay dài hạn là 962 tỷ đồng, tăng 17%.
Khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn của công ty đạt 161 tỷ đồng, suy giảm so với đầu năm. Với vốn chủ sở hữu 1.692 tỷ đồng, tăng 14% so với đầu năm, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của Hodeco là 1,73 lần.
Về dòng tiền, dòng tiền kinh doanh 9 tháng của Hodeco âm 350 tỷ đồng (cùng kỳ âm 200 tỷ đồng) do tăng các khoản phải thu (477 tỷ đồng), tăng hàng tồn kho (275 tỷ đồng), tăng chứng khoán kinh doanh (101 tỷ đồng). Còn dòng tiền đầu tư âm 71 tỷ đồng, do chi góp vốn vào đơn vị khác (56 tỷ đồng), mua sắm tài sản (19 tỷ đồng).
Do đó, công ty sử dụng dòng tiền tài chính để cân đối. Thu từ đi vay đã tăng 24% so với cùng kỳ, lên 953 tỷ đồng. Tuy nhiên, lưu chuyển tiền thuần 9 tháng vẫn âm 49 tỷ đồng, khiến tiền và tương đương tiền giảm 79%, còn 12 tỷ đồng.
Trong một diễn biến khác, hồi đầu tháng 10, Hodeco cho biết sẽ chuyển nhượng 11,4 triệu cổ phiếu trong tổng số 20,5 triệu cổ phiếu đang nắm giữ tại Công ty CP Đầu tư Xây dựng giải trí Đại Dương Vũng Tàu (Đại Dương Vũng Tàu). Sau khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, Hodeco sẽ cùng đối tác triển khai dự án khu du lịch Đại Dương. Tính tới ngày 30/9/2022, Hodeco đang sở hữu 100% vốn điều lệ tại Đại Dương Vũng Tàu (vốn điều lệ của công ty này là 250 tỷ đồng). |