Tại Hội nghị NĐT Q4/2024, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HOSE: BID) cho biết lợi nhuận 9 tháng đầu năm tăng trưởng 12% so với cùng kỳ (svck) được dẫn dắt bởi mức giảm 8% svck của chi phí dự phòng trong khi tổng thu nhập hoạt động tăng nhẹ 4%. Trong khi tín dụng duy trì đà tăng ổn định với hồi phục mạnh mẽ của phân khúc bán lẻ, NIM (TTM) giảm khoảng 20 bps svck xuống 2,46% do tác động của nhiều yếu tố.
Lợi nhuận BIDV tăng trưởng hai chữ số
Trogn 9 tháng đầu năm 2024, tăng trưởng thu nhập lãi thuần của BIDV đi ngang bất chấp tín dụng tăng trưởng khả quan do NIM đột ngột giảm mạnh do triển khai ưu đãi lãi suất hỗ trợ khách hàng, và nợ xấu gia tăng (khiến thu nhâp lãi giảm).
Về tăng trưởng tín dụng, tín dụng bán lẻ bứt phá trong Q3/2024 với tăng trưởng cho vay KH cá nhân và tín dụng doanh nghiệp SME lần lượt tăng 6,9% và 14,2% so với quý trước đó. Trái lại, tín dụng KH doanh nghiệp lớn ước giảm 7,2%. Diễn biến này bám sát định hướng chiến lược bán lẻ của BIDV.
Trong đó cho vay KH cá nhân tăng trưởng nhanh do BID thúc đẩy cho vay tiêu dùng (tăng 30,8% từ đầu năm đến nay), chiếm 28% danh mục cho vay nhóm KH này. Mặt khác, cho vay sản xuất kinh doanh, chiếm 40% danh mục cho vay, và cho vay BĐS, chiếm 30% danh mục cho vay, tăng lần lượt 3,9% và 4,4% so với quý trước, đưa tăng trưởng từ đầu năm lần lượt đạt 12,6%, và 10,5%.
Đối với cho vay doanh nghiệp lớn, tỷ trọng cho vay kinh doanh BĐS khá thấp từ 2%-3% tổng danh mục cho vay, tương ứng khoảng 40-60 nghìn tỷ đồng, còn cho vay DN nhà nước chiếm hơn 5% tổng danh mục, khoảng 100 nghìn tỷ đồng.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của BIDV Q3/2024 |
Tăng trưởng huy động 9 tháng đầu năm 2024 là 9,1%, cân bằng với tăng trưởng tín dụng và tích cực hơn diễn biến tăng trưởng huy động của hệ thống. Trong Q3, tiền gửi từ KBNN giảm gần 50 nghìn tỷ đồng, bù lại BIDV huy động 66 nghìn tỷ đồng từ tiền gửi khách hàng. Tỷ lệ CASA giảm nhẹ 30 điểm cơ bản (bps) so với quý trước xuống 18,5%.
Lợi suất tài sản bình quân duy trì xu hướng giảm 4 quý liên tiếp từ Q4/2023 do liên tục triển khai các chương trình ưu đãi lãi suất cho vay và hỗ trợ các khách hàng chịu thiệt hại do bão Yagi (tung ra gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng với lãi suất cho vay giảm từ 0,5%-2%), bên cạnh việc nợ xấu tăng khiến BIDV bị giảm thu nhập lãi.
Chi phí vốn tuy cũng bắt đầu giảm từ Q4/2023 nhưng đã tạo đáy trong Q2/20242024 và tăng nhẹ 5 bps trở lại trong Q3/2024. Qua đó, NIM Q3/2024 giảm xuống 2,2%, đây là mức thấp nhất lịch sử.
Tổng các thu nhập ngoài lãi (TN hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, mua/bán trái phiếu, và TN khác) đạt 12,3 nghìn tỷ đồng, tăng 10% svck. Mức tăng lũy kế 9 tháng đầu năm đã giảm tốc đáng kể so với nửa đầu năm, bởi (1) TN từ hoạt động dịch vụ tăng trưởng âm 16% svck trong Q3/2024, ảnh hưởng bởi quy định mới về UPAS L/C (giảm thu phí từ hoạt động tài trợ thương mại và ghi nhận vào thu nhập lãi), (2) thu nhập từ kinh doanh ngoại hối giảm 56% svck trong Q3/2024 do tỷ giá giảm sau khi Fed cắt 50 bps lãi suất trong tháng 9, (3) lỗ 549 tỷ đồng từ mua bán trái phiếu.
BID dự báo lãi suất huy động trên toàn thị trường có thể tăng nhẹ khoảng 25 bps vào cuối năm do yếu tố mùa vụ. |
Thu nhập khác là điểm sáng khi thu hồi nợ xấu đã xử lý trong 9 tháng đầu năm tăng 35% svck lên 4,5 nghìn tỷ đồng.
Chi phí hoạt động chỉ tăng nhẹ 7% svck, nhưng hệ số CIR (TTM) tăng lên 34,9% do tăng trưởng Tổng thu nhập hoạt động giảm tốc.
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng Q3-2024 và 9 tháng đầu năm lần lượt giảm 25% và 8% svck, mặc dù chất lượng tài sản suy giảm.
Cam kết kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 1,4% vào cuối năm
Theo đó, nợ xấu (sau xử lý rủi ro) tăng 4,7 nghìn tỷ đồng trong Q3 và tỷ lệ NPL tăng 20 bps so với quý trước lên 1,71%. Nhóm khách hàng doanh nghiệp SME có tỷ lệ nợ xấu hơn 3% trong khi tỷ lệ nợ xấu bán lẻ thấp hơn ở mức 1,2%.
Các ngành nghề ghi nhận nợ xấu tập trung bao gồm: Nông lâm nghiệp, thủy sản, xây dựng, thương mại xăng dầu, khí đốt. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm về mức 116% so với mức 132% của quý trước.
Ngoài ra, nợ nhóm 2 tăng 2,6 nghìn tỷ trong quý 3, tương ứng tăng 9% so với quý trước đó, chủ yếu là các khoản nợ thuộc lĩnh vực nông nghiệp và bị ảnh hưởng bởi bão Yagi. BID còn khoảng 12 nghìn tỷ đồng dư nợ tái cơ cấu theo Thông tư 02, trong đó 9 nghìn tỷ đã được trích lập dự phòng đầy đủ, do đó, việc Thông tư 02 không được gia hạn không có ảnh hưởng đáng kể tới chi phí dự phòng của ngân hàng trong năm sau.
Chiến lược đa dạng hóa tập trung vào lĩnh vực tăng trưởng cao và chất lượng tín dụng tốt của BIDV |
Nhìn về cuối năm 2024, BIDV dự kiến tận dụng toàn bộ hạn mức tăng trưởng tín dụng (TTTD) 14,04% do Ngân hàng Nhà nước (SBV) phê duyệt, so với mức tăng trưởng hiện tại khoảng 11%. Đây là động thái nhằm đáp ứng nhu cầu vốn tăng cao vào cuối năm, đặc biệt trong bối cảnh thị trường tín dụng đang vào giai đoạn cao điểm.
BIDV dự báo lãi suất huy động trên toàn thị trường có thể tăng nhẹ khoảng 25 bps vào cuối năm do yếu tố mùa vụ. Tuy nhiên, ngân hàng dự kiến sẽ không tăng lãi suất huy động từ nay đến cuối năm, giữ ổn định chính sách nhằm hỗ trợ khách hàng và duy trì sức cạnh tranh trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng nhanh.
Về chất lượng tài sản, BIDV đánh giá nợ xấu đã đạt đỉnh trong quý 3/2024 và cam kết kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 1,4% vào cuối năm. Điều này cho thấy nỗ lực cải thiện và duy trì sức khỏe tài chính trong bối cảnh các thách thức từ thị trường và môi trường kinh doanh vẫn hiện hữu.
Theo đó BID đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2024 tăng trưởng khoảng 10% so với năm trước, tương đương đạt gần 36,4 nghìn tỷ đồng. Trong đó, lợi nhuận quý 4/2024 dự kiến tăng khoảng 6% so với cùng kỳ, đạt mức 8,4 nghìn tỷ đồng.
Triển vọng 2025 với tín dụng bán lẻ và kế hoạch tăng vốn
Cho năm 2025, BIDV sẽ tập trung phát triển phân khúc tín dụng bán lẻ, nhận định đây là lĩnh vực phục hồi tốt trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng trở lại. Đồng thời, mặt bằng lãi suất huy động dự kiến dao động quanh 5,25%-5,5% cho kỳ hạn 12 tháng, phù hợp với nhu cầu tín dụng gia tăng và xu hướng ổn định của thị trường.
BIDV kỳ vọng biên lãi thuần (NIM) sẽ cải thiện nhờ sự tăng trưởng tín dụng, đặc biệt từ bán lẻ, và các biện pháp đẩy mạnh tỷ lệ CASA, góp phần tối ưu hóa chi phí vốn.
Về tỷ giá, ngân hàng cho rằng tỷ giá USD/VND tăng khoảng 2-3%, không gặp áp lực lớn như năm 2024 (hiện tại 4,5%), khi FED tiếp tục cắt giảm lãi suất và dòng ngoại tệ từ FDI, xuất khẩu.
Theo đó, BIDV đặt kế hoạch tăng trưởng LNTT năm 2025 không thấp hơn năm 2024 (ít nhất 10%).
Đối với kế hoạch phát hành riêng lẻ, BIDV cho biết đang trong quá trình chờ phê duyệt chủ trương tăng vốn từ NHNN và làm việc các nhà đầu tư tiềm năng để hoàn thành đợt phát hành đầu tiên (2,9% VĐL) trong Q1/2025. Giá trị của lần phát hành này không được tiết lộ.
Phần còn lại, tương ứng khoảng 6,1% vốn điều lệ, sẽ được thực hiện tùy thuộc vào điều kiện thị trường và tiếp tục tìm kiếm nhà đầu tư. Sau khi phát hành thành công, BIDV sẽ cải thiện hệ số CAR (hiện tại 9,2%) tuy nhiên có thể làm giảm ROE nếu như lợi nhuận không có mức tăng trưởng tương xứng.
Vinaconex (VCG) phát tín hiệu mới: Agriseco khuyến nghị gia tăng tỷ trọng ở các nhịp điều chỉnh Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex; HOSE: VCG) đã công bố kết quả kinh doanh quý 3/2024, ghi ... |
Ngành hóa chất - phân bón quý III/2024: Nhóm nhỏ và vừa bứt tốc, các “ông lớn” tỏ ra hụt hơi Ngành hóa chất - phân bón quý III/2024 ghi nhận sự phân hóa rõ rệt, trong khi các "ông lớn" trong ngành như DPM, BFC ... |
Ngân hàng duy nhất nhận giải Báo cáo phát triển bền vững tại Hội nghị Doanh nghiệp Niêm yết 2024 Mới đây, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã nhận giải Báo cáo phát triển bền vững (PTBV) trong cuộc bình chọn Doanh nghiệp Niêm ... |