IMF đưa ra lý do cho dự báo này là nhờ sự phục hồi “mạnh mẽ” sau Covid19, nhưng cho biết quỹ này vẫn dự đoán nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ chậm lại trong thời gian tới.
Cụ thể, cho năm 2024 IMF vẫn dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc có thể giảm xuống 4,6% do lĩnh vực bất động sản tiếp tục yếu kém và nhu cầu bên ngoài giảm sút, mặc dù tốt hơn so với kỳ vọng tháng 10 là 4,2%, theo báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO) - IMF.
Dự báo này đến sau quyết định của chính phủ Trung Quốc phê duyệt phát hành trái phiếu chính phủ trị giá 1.000 tỷ nhân dân tệ (137 tỷ USD) và cho phép chính quyền địa phương ứng trước một phần hạn ngạch trái phiếu năm 2024 của họ, nhằm hỗ trợ nền kinh tế.
Ảnh minh họa |
Phó Giám đốc điều hành thứ nhất của IMF, Bà Gita Gopinath cho biết: “Những dự báo này phản ánh mức điều chỉnh tăng 0,4 điểm phần trăm trong cả năm 2023 và 2024 so với dự báo của WEO vào tháng 10, nhờ kết quả kinh doanh quý III mạnh hơn dự kiến và các thông báo chính sách gần đây”.
Theo Bà Gopinath, trong trung hạn, tăng trưởng được dự đoán sẽ giảm dần xuống còn khoảng 3,5% vào năm 2028 trong bối cảnh năng suất yếu và dân số già hóa. Bà nói, Trung Quốc đã đưa ra nhiều biện pháp để hỗ trợ thị trường bất động sản, nhưng cần nhiều hơn nữa để đảm bảo sự phục hồi nhanh hơn và giảm chi phí kinh tế trong quá trình chuyển đổi.
Các nhà kinh tế cho rằng sự kết hợp giữa suy thoái trong lĩnh vực bất động sản và khủng hoảng nợ của chính quyền địa phương có thể xóa sạch phần lớn tiềm năng tăng trưởng dài hạn của Trung Quốc.
Nợ địa phương đã lên tới 92.000 tỷ nhân dân tệ (12.600 tỷ USD), tương đương 76% sản lượng kinh tế của Trung Quốc vào năm 2022, tăng từ mức 62,2% vào năm 2019. Bộ Chính trị Trung Quốc cho biết vào cuối tháng 7, rằng họ sẽ công bố một loạt biện pháp nhằm giảm rủi ro nợ của chính quyền địa phương.
Bà nói rằng Trung Quốc cũng nên phát triển một chiến lược tái cơ cấu toàn diện để giảm mức nợ của các phương tiện tài trợ của chính quyền địa phương (LGFV). LGFV được chính quyền địa phương thành lập để tài trợ cho đầu tư cơ sở hạ tầng nhưng hiện là rủi ro lớn đối với nền kinh tế đang chậm lại của Trung Quốc, với khoản nợ tổng hợp của họ tăng lên khoảng 9.000 tỷ USD.
PMI Trung Quốc bất ngờ giảm trong tháng 10 Một cuộc khảo sát chính thức của các nhà máy cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc bất ngờ giảm trong tháng 10, ... |
Giá cao su khởi sắc nhờ lực cầu từ Trung Quốc Trong quý III/2023, giá cao su phục hồi so với quý trước. Giá cao su tự nhiên tăng trở lại kể từ giữa tháng 8/2023 ... |
Trung Quốc ghi nhận thâm hụt FDI trong quý III Theo dữ liệu cán cân thanh toán, Trung Quốc ghi nhận mức thâm hụt hàng quý đầu tiên từ khối doanh nghiệp đầu tư trực ... |
Mộc Trà