Iraq đấu thầu thăm dò dầu khí: Trung Quốc thắng lớn, Mỹ không tham gia

14/05/2024 - 19:04
(Bankviet.com) Các công ty Trung Quốc thắng thầu thăm dò 5 mỏ dầu, khí đốt Iraq trong khuôn khổ chương trình cấp phép thăm dò hydrocarbon, tăng lượng sản xuất khí đốt sử dụng.
EU dành 75 triệu euro cho Iraq để hỗ trợ phát triển Xuất khẩu dầu mỏ của Iraq lại tiếp tục sụt giảm

Iraq thu hút đầu tư dầu mỏ, khí đốt

Iraq đang tổ chức vòng cấp phép dầu khí cho 29 dự án trong nỗ lực phát triển các hồ chứa khí đốt khổng lồ, nhằm tăng sản lượng phục vụ nhu cầu trong nước và thu hút hàng tỷ USD đầu tư.

Iraq đấu thầu thăm dò dầu khí: Trung Quốc thắng lớn, Mỹ không tham gia
Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Hayan Abdel-Ghani phát biểu trong cuộc họp báo tại mỏ dầu Majnoon của Iraq, ngày 12 tháng 5 năm 2023. (Ảnh: Reuters)

Các khối thăm dò trải rộng trên 12 tỉnh ở miền Trung, miền Nam và miền Tây Iraq và lần đầu tiên bao gồm một khối thăm dò ngoài khơi vùng biển Vịnh Arab của nước này. Có hơn 20 công ty đủ điều kiện sơ tuyển, bao gồm các tập đoàn châu Âu, Trung Quốc, Ả Rập và Iraq.

Ngày 11/5 (theo giờ địa phương), các công ty Trung Quốc đã thắng 5 dự án thầu thăm dò mỏ dầu và khí đốt ở Iraq. Cụ thể, công ty CNOOC của Trung Quốc đã thắng thầu phát triển mỏ dầu Lô 7 của Iraq, kéo dài khắp các tỉnh miền Trung và miền Nam Diwaniya, Babil, Najaf, Wasit và Muthanna, Bộ trưởng Dầu mỏ Hayan Abdul Ghani cho biết.

Bên cạnh đó, Tập đoàn Dầu khí và Khí tự nhiên Zhongman của Trung Quốc đã nắm giữ phần mở rộng về phía Bắc của mỏ Đông Baghdad, ở Baghdad và mỏ Trung Euphrates. Tập đoàn United Energy Group đã thắng thầu phát triển mỏ Al-Faw ở miền Nam Basra, trong khi ZhenHua đã thắng thầu phát triển mỏ Qurnain của Iraq ở khu vực biên giới Iraq-Saudi và Geo-Jade đã thắng thầu phát triển dầu khí Zurbatiya của Iraq ở cánh đồng ở phía Đông Wasit.

Iraq đấu thầu thăm dò dầu khí: Trung Quốc thắng lớn, Mỹ không tham gia
Các công ty Trung Quốc đã thắng 5 dự án thầu thăm dò các mỏ dầu và khí đốt ở Iraq. (Ảnh: Reuters)

Đây là một phần chiến lược mở rộng quốc tế của Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng. Những năm gần đây, Trung Quốc đã trở thành đối tác chính trong ngành dầu khí quốc tế. Họ đang tìm kiếm cơ hội đầu tư và hợp tác ở nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Iraq. Các công ty dầu khí Trung Quốc thường có kinh nghiệm và tài chính mạnh mẽ để tham gia vào các dự án lớn.

Tại buổi công bố, một công ty của người Kurd ở Iraq giành được 2 trong số 29 dự án trong vòng cấp phép kéo dài ba ngày trên khắp miền trung, miền Nam và miền Tây Iraq, bao gồm cả một khối thăm dò ngoài khơi ở vùng biển Vịnh Ả Rập.

Qua buổi công bố đã tạo sự cạnh tranh sôi nổi trong việc đầu tư và phát triển ngành công nghiệp dầu khí của Iraq, với hơn 20 công ty đã đủ điều kiện cho vòng cấp phép, bao gồm các tập đoàn châu Âu, Trung Quốc, Ả Rập và Iraq.

Điều này mang lại lợi ích lớn cho Iraq, mở ra cơ hội để tận dụng tài nguyên và kỹ thuật từ các quốc gia khác nhau. Đồng thời, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, giúp nâng cao chất lượng và hiệu suất của ngành công nghiệp dầu khí trong nước.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là không có công ty dầu mỏ lớn nào của Mỹ tham gia, ngay cả sau khi Thủ tướng Iraq Mohammed Shia gặp đại diện của các công ty dầu mỏ Mỹ trong chuyến thăm chính thức tới Mỹ. Việc vắng mặt của họ trong quá trình đấu thầu có thể phản ánh sự cân nhắc kỹ lưỡng về rủi ro và điều kiện kinh doanh tại Iraq, cũng như một số yếu tố khác về chính sáchmôi trường đầu tư.

Iraq đặt mục tiêu sản xuất 6 triệu thùng/ngày vào năm 2030

Bộ Dầu mỏ cho biết, Tập đoàn Dầu khí và Khí tự nhiên Zhongman (ZPEC) đã chiếm phần mở rộng về phía Bắc của mỏ Đông Baghdad, ở Baghdad và mỏ Middle Euphrates nằm giữa các tỉnh phía Nam Najaf và Karbala.

Iraq đặt ra mục tiêu thu hút hàng tỷ USD đầu tư để phát triển ngành công nghiệp dầu khí quốc gia. Bên cạnh các công ty nước ngoài, sự tham gia của công ty địa phương trong nước cũng là yếu tố quan trọng, tạo ra sự đa dạng và cạnh tranh trong ngành công nghiệp dầu khí của Iraq.

Falah Al-amri, cố vấn của Thủ tướng Iraq về các vấn đề dầu khí, cho biết Chính phủ hy vọng các dự án mới sẽ nâng sản lượng dầu lên 6 triệu thùng/ngày vào năm 2030 từ mức khoảng 5 triệu thùng/ngày hiện nay.

Chính phủ cũng muốn các dự án sản xuất đủ khí đốt tự nhiên để cùng với kế hoạch loại bỏ hoàn toàn việc đốt khí đốt vào năm 2030, Iraq có thể chấm dứt nhập khẩu.

Ông Falah Al-amri cho biết: “Còn quá sớm để nói về xuất khẩu khí đốt, chúng tôi muốn tự cung tự cấp”.

Iraq định hướng tăng cường sản xuất hóa dầu trong nước và giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu khí đốt từ nước láng giềng Iran. Sự phát triển ngành dầu khí trong nước là chìa khóa quan trọng để đảm bảo nguồn cung năng lượng ổn định và đa dạng hóa nguồn năng lượng cho Iraq, đặc biệt trong việc sản xuất điện. Qua đó, Iraq đã giảm bớt chi phí nhập khẩu và tăng cường sự độc lập về năng lượng.

Iraq, nhà sản xuất dầu lớn thứ hai của OPEC sau Saudi Arabia, từng có thời điểm đặt mục tiêu trở thành đối thủ của Vương quốc Ả Rập vùng Vịnh với sản lượng đáp ứng hơn 1/10 nhu cầu toàn cầu.

Tuy nhiên, sự phát triển lĩnh vực dầu mỏ của nước này đã bị cản trở bởi các điều khoản hợp đồng mà nhiều công ty dầu mỏ lớn coi là bất lợi cũng như xung đột tái diễn và tình trạng tê liệt chính trị.

Các gã khổng lồ dầu mỏ phương Tây như Exxon Mobil Corp và Royal Dutch Shell Plc đã rời khỏi một số dự án ở Iraq trong khi các công ty Trung Quốc liên tục mở rộng dấu ấn của họ.

Linh Chi

Theo: Báo Công Thương