Đóng cửa phiên hôm nay (11/7), Đóng cửa, VN-Index giảm 2,14 điểm (0,17%) về 1.283,8 điểm, HNX-Index tăng 0,84 điểm (0,35%) đạt 245,39 điểm, UPCoM-Index giảm 0,38 điểm (0,38%) xuống 98,32 điểm.
Toàn thị trường ghi nhận 473 mã giảm, 433 mã tăng và 216 mã đừng giá tham chiếu. Độ rộng thị trường sàn HOSE cũng nghiêng về bên bán với 242 mã giảm/198 mã tăng. Tổng khối lượng giao dịch của VN-Index đạt hơn 697,2 triệu đơn vị, giá trị 18.519,3 tỷ đồng, giảm 7% về khối lượng và 15% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 60,9 triệu đơn vị, giá trị 1.995 tỷ đồng.
Điểm nhấn vô cùng bất ngờ trong phiên hôm nay đến từ việc khối ngoại quay đầu mua ròng với giá trị 275 tỷ trên toàn thị trường, dứt chuỗi bán ròng 24 phiên liên tiếp trước đó. Trong khi đó, phiên sáng và sang đầu phiên chiều diễn biến bán ròng vẫn hiện hữu với giá trị không hề nhỏ.
Trên sàn HOSE, trong phiên hôm nay, khối ngoại quay đầu mua ròng với quy mô 69 tỷ đồng, khối lượng mua ròng tương ứng đạt 13,3 triệu cổ phiếu
Tại chiều mua, khối ngoại hôm nay mua vào 74 triệu cổ phiếu, tương ứng với giá trị giao dịch đạt 2.472 tỷ đồng, tập trung ở các mã như HDB, STB, SAB, SCS,….
Tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Thành Phố Hồ Chí Minh, khối ngoại chi 450 tỷ đồng gom mua cổ phiếu HDB, tương ứng với khối lượng đạt 17,8 triệu đơn vị. Kết phiên, thị giá HDB tăng 1,4% lên 25.300 đồng/cp.
Đà mua ròng của khối ngoại còn có cố phiếu STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín với giá trị 328 tỷ đồng, tương ứng với 11 triệu đơn vị.
Tâm điểm của khối ngoại còn hướng đến cổ phiếu SAB với giá trị 169 tỷ đồng. Ngoài ra, SCS và PC1 cũng được mua 108 và 62 tỷ đồng.
Tại chiều bán, khối nhà đầu tư nước ngoài bán ra 60,8 triệu cổ phiếu với tổng giá trị đạt 2.403 tỷ đồng, tập trung vào các mã như FPT, TCB, VNM,….
Cổ phiếu FPT chịu áp lực bán ròng mạnh của khối ngoại với giá trị 397 tỷ đồng, tương ứng với 2,9 triệu cổ phiếu bán ra. Đánh dấu phiên thứ 5 liên tiếp khối ngoại xả bán mạnh.
Theo sau là mã TCB của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam với giá trị rút ròng đạt 172 tỷ đồng, tương ứng với 7,4 triệu đơn vị. Kết phiên thị giá TCB giảm 1,5% về 22.800 đồng/cp.
Cổ phiếu VNM và MWG cũng bị khối ngoại bán 99 tỷ đồng và 93 tỷ đồng. Ngoài ra, khối ngoại còn xả bán tại DCM, KDH, NLG với giá trị từ 65-74 tỷ đồng.
Về dòng tiền cá mập, Top 5 mã ghi nhận giá trị giao dịch cao gồm có FPT, MWG, KDH, VPB, DIG.
FPT: Dòng tiền cá mập ghi nhận tổng giá trị giao dịch tại FPT đạt 914 tỷ đồng, tương ứng với thanh khoản đạt 6,8 triệu đơn vị. Trong phiên giao dịch, FPT xuất hiện nhiều lệnh mua và bán giao động từ vài trăm đến 5.000 cổ phiếu/lệnh. Kết thúc phiên hôm nay, khối lượng mua và bán chủ động được đánh giá nghiêng về chiều bán với khối lượng bán đạt 4,1 triệu đơn vị.
MWG: 540 tỷ đồng là tổng giá trị giao dịch của MWG trong ngày hôm nay. Kết phiên, thị giá MWG giảm 0,6 % về 64.800 đồng/cp với thanh khoản đạt 8,3 triệu cổ phiếu. Trong phiên giao dịch, MWG xuất hiện lượng mua và lượng bán liên tục với thanh khoản từ 5.00 - 10.000 đơn vị/ lệnh. Kết phiên giao dịch, chiều bán chủ động đang chiếm ưu thế với khối lượng bán ra đạt 4,7 triệu đơn vị.
KDH: Tổng giá trị giao dịch của KDH trong ngày hôm nay đạt 521 tỷ đồng. Kết phiên giao dịch, thị giá KDH tăng 1,7% lên 38.550 đồng/cp, thanh khoản giao dịch của cổ phiếu đạt 13,6 triệu cổ phiếu. Trong phiên giao dịch tại KDH xuất hiện nhiều lệnh mua/bán cổ phiếu với số lượng giao động từ 10.000 – 20.000 cổ phiếu/lệnh. Kết phiên, khối lượng khớp lệnh bán chủ chiếm ưu thế hơn với 7,5 triệu đơn vị.
VPB: Tổng giá trị giao dịch của VPB trong ngày hôm nay đạt 488 tỷ đồng. Kết phiên giao dịch, thị giá VPB giảm 0,7% xuống 19.050 đồng/cp, thanh khoản giao dịch của cổ phiếu đạt 25 triệu đơn vị. Trong phiên giao dịch tại VPB xuất hiện nhiều lệnh mua/bán cổ phiếu với số lượng giao động từ 20.000 – 50.000 cổ phiếu/lệnh. Kết phiên, khối lượng khớp lệnh mua áp đảo so với bên bán với tỷ lệ mua/bán là 16/9 triệu đơn vị.
DIG: 454 tỷ đồng là tổng giá trị giao dịch của DIG trong ngày hôm nay với thanh khoản hơn 16,6 triệu cổ phiếu. Trong phiên giao dịch, DIG xuất hiện lượng mua và lượng bán với nhiều lệnh ghi nhận thanh khoản đạt 5.000 - 15.000 đơn vị/ lệnh. Kết phiên hôm nay, khối lượng mua chiếm ưu thế tại DIG với tỷ lệ mua/bán là 10/7 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, khối ngoại hôm nay bán ròng với giá trị 7,6 tỷ đồng, song về khối lượng ghi nhận mua vào 507.808 đơn vị.
Tại chiều mua nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 1,9 triệu cổ phiếu tương ứng giá trị đạt 47 tỷ đồng. Tập trung tại các mã như MBS, CEO, PVS,…
Trong đó, cổ phiếu MBS được mua ròng mạnh nhất với giá trị 11 tỷ đồng. Bên cạnh đó, CEO xếp tiếp theo trong sách mua ròng mạnh trên HNX với 6 tỷ đồng. Ngoài ra, khối ngoại cũng chi vài tỷ đồng để gom ròng PVS, SHS, VGS
Tại chiều bán, khối ngoại bán ra 1,4 triệu cổ phiếu tương ứng với giá trị 54,8 tỷ đồng. Tập trung bán tại các mã như PVI, IDC, DTD,…
PVI là mã chịu áp lực bán ròng của khối ngoại với giá trị gần 18 tỷ đồng, tương ứng với 318.600 đơn vị. Theo sau IDC, NTP, DTD bị bán từ vài tỷ đến hơn chục tỷ đồng.
Top 5 mã được dòng tiền cá mập chú ý trên sàn HNX gồm có CEO (240 tỷ đồng), MBS 212,7 tỷ đồng), SHS (131 tỷ đồng), PVS (118 tỷ đồng), TNG (97 tỷ đồng).
Tại thị trường UPCoM, hôm nay khối ngoại đảy mạnh mua ròng với quy mô 213 tỷ đồng, tương ứng với 1,5 triệu đơn vị.
Tại chiều bán, nhà đầu tư nước ngoài bán ra tổng cộng 472.690 cổ phiếu với giá trị 29,7 tỷ đồng. Tập trung bán tại QNS 16 tỷ đồng. Ngoài ra khối ngoại cũng bán ròng tại PHP, VEA, VGG,...
Tại chiều mua, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 1,9 triệu cổ phiếu, tương ứng với giá trị 243 tỷ đồng. Tập trung tại các mã ACV, MCH,…
Hôm nay, cổ phiếu ACV bất ngờ được khối ngoại mua mạnh tay 210 tỷ đồng, tương ứng với 1,7 triệu cổ phiếu, kết phiên thị giá ACV đứng mốc tham chiếu tại 121.000 đồng/cp. Theo sau, MCH cũng được mua ròng 19 tỷ đồng, GDA được mua ròng 2 tỷ đồng,…
Về dòng tiền cá mập, cổ phiếu BSR dẫn đầu với 180 tỷ đồng, theo sau là VTP (120 tỷ đồng), VEA (85 tỷ đồng), VGT (66 tỷ đồng), MCH (60 tỷ đồng).
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước làm việc với Giám đốc quốc gia của Ngân hàng thế giới Giám đốc quốc gia của Ngân hàng thế giới đánh giá cao những giải pháp mà Bộ Tài chính, UBCKNN đang triển khai nhằm đạt ... |
Cổ đông CDH "ngơ ngác" khi vừa mua đã lỗ 26% Cổ phiếu CDH của Công trình công cộng Dịch vụ Du lịch Hải Phòng vừa trải qua một phiên giao dịch "sáng nắng, chiều mưa"... |
Tham vọng của "cá mập" Singapore tại REE - doanh nghiệp lâu đời nhất thị trường chứng khoán Việt REE cùng với SAM là hai doanh nghiệp tiên phong niêm yết cổ phiếu khi thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu hoạt động ... |
Anh Vũ