Kịch bản cho VN-Index trong tháng 3/2023?

05/03/2023 - 17:34
(Bankviet.com) Diễn biến tiêu cực từ thị trường thế giới và khối ngoại quay lại bán ròng khiến cho VN-Index hụt hơi khi tiếp cận 1.100 điểm trong tháng 2. Nhận định về diễn biến thị trường chứng khoán trong tháng 3, BSC đưa ra hai kịch bản cho VN-Index.

VN-Index đối mặt với rủi ro điều chỉnh trong tháng 3, nhà đầu tư nên làm gì?

Theo báo cáo mới đây của Công ty chứng khoán BIDV – BSC, diễn biến tiêu cực từ thị trường thế giới và khối ngoại quay lại bán ròng khiến cho VN-Index hụt hơi khi tiếp cận 1.100 điểm, giảm dần với thanh khoản thấp. Cùng với suy yếu dòng vốn ngoại, vốn nội tham gia thị trường cũng giảm sút do thiếu các thông tin hỗ trợ. Các giải pháp đề xuất hỗ trợ thị trường bất động sản cũng chưa được triển khai sau nhiều kỳ họp.

Kịch bản cho VN-Index trong tháng 3/2023?
BSC đưa ra kịch bản thị trường bước vào mùa ĐHCĐ và có thêm thông tin hỗ trợ trợ giúp VN-Index tạo nền và quay trở lại vùng tích lũy trên 1.050 điểm. Hình minh họa

Trong tháng 2, VN-Index và HNX-Index lần lượt giảm -7.8% và -9%, lấy đi toàn bộ mức tăng điểm trong tháng 1. Các chỉ số đều giảm dưới vùng tích lũy quanh đỉnh ngắn hạn. Bên cạnh đó, P/E VN-Index kết thúc tháng 2 ở mức 11.38 lần, giảm 5,8%% so với T1. P/E VN-Index xếp thứ 4 của châu Á, trong khi P/E HNXIndex ở mức 19.1 lần – đứng thứ 16 khu vực.

Theo đó, BSC dự báo P/E VN-Index vận động trong vùng 11,5-12 trong kịch bản tích cực khi VN-Index quay trở lại vùng tích lũy 1.050 – 1.100 điểm.

Nguồn: Bloomberg, Fiinpro, BSC Research
Nguồn: Bloomberg, Fiinpro, BSC Research

Về diễn biến nhóm ngành, trái ngược với diễn biến tháng 1, 11/11 nhóm với diễn ngành biến tháng tháng 2 đều giảm điểm khi dòng tiền suy yếu và khối ngoại quay sang trạng thái bán ròng. Nhóm ngành Dược phẩm và y tế, Dầu khí, Tiện ích cộng đồng là 03 nhóm ngành có mức giảm thấp nhất lần lượt -0,3%, -1,4% và -2,8%. Nhóm ngành Viễn thông, Nguyên vật liệu và Tài chính có mức giảm mạnh hơn chỉ số lần lượt -8%, -10,4% và -11,6%.

Có 4/11 nhóm ngành có P/E dưới mức P/E thị trường gồm Dầu khí, Nguyên vật liệu, Ngân hàng, tiện ích cộng đồng. Ngành dịch vụ tiêu dùng là ngành duy nhất có P/B tăng so với tháng trước.

Trong tháng 2, vốn hóa thị trường diễn biến giằng co và suy yếu dần vào cuối tháng tháng. Vốn hóa trên 3 sàn giảm 6,9% về mức 5.3 triệu tỷ đồng. Mức sụt giảm vốn hóa không tương đồng với mức giảm điểm nhờ một vài cổ phiếu lớn ngành Ngân hàng giữ giá tốt.

Thanh khoản trong tháng 2 tiếp tục xu hướng giảm, cụ thể thanh khoản trung bình 3 sàn giảm 3%, cho dù tháng 2 là tháng có giao dịch thấp do vướng kỳ nghỉ lễ. GTGD bình quân tháng 2 trên 3 sàn đạt 465 triệu USD/phiên. Giao dịch nhìn chung thấp đều qua các phiên và ghi nhận những phiên giao dịch thấp nhất kể từ đầu năm, ngoại trừ có phiên giao dịch trên 20 nghìn tỷ vào đầu tháng 2.

BSC dự báo thanh khoản dao động ở mức 0.6 tỷ USD/phiên sau khi thị trường cân bằng ở vùng giá sâu và hướng về vùng tích lũy trên 1.050 điểm.

Về giao dịch nhà đầu tư nước ngoài, khối ngoại bán ròng 639 tỷ trong tháng 2, dừng chuỗi mua ròng 03 tháng liên tiếp trên TTCK. Khối ngoại chuyển sang trạng thái bán ròng, tạo áp lực giảm điểm cuối tháng trong bối cảnh dòng tiền nội thận trọng đứng ngoài theo dõi.

Nguồn: Bloomberg, Fiinpro, BSC Research
Nguồn: Bloomberg, Fiinpro, BSC Research

Bán ròng tháng 2 nhưng NĐTNN mua ròng 33.529 tỷ đồng trong 12 tháng gần nhất. Trong đó, STB, HPG và PVD là 3 mã được khối ngoại tập trung mua ròng nhiều nhất lần lượt 665.556 và 204 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại VHM, DXG và DGC là 03 mã bán ròng với giá trị lớn nhất lần lượt là 800, 474 và 271 tỷ đồng. Các ETF ngoại và nội như Fubon, Diamond, VNM, FTSE, E1… mua nửa đầu tháng nhưng dừng hoặc chuyển trạng thái bán nửa cuối tháng.

Trong Quý 1/2023, ETF VNM sẽ hoàn tất việc chuyển đổi bộ chỉ số tham chiếu – theo đó Quỹ này sẽ đầu tư 100% vào cổ phiếu Việt Nam – tương đương mua thêm 79 triệu USD trong nửa đầu tháng 3.

Nhận định về diễn biến thị trường chứng khoán trong tháng 3, BSC đưa ra hai kịch bản cho VN-Index.

Kịch bản 1, hoạt động sản xuất kinh doanh hồi phục dần sau nhịp chững đầu năm từ các thị trường nhập khẩu chủ chốt trước tâm lý lo ngại suy thoái. Giải ngân đầu tư công đẩy mạnh, tạo hiệu ứng lan tỏa. Mặt bằng lãi suất có dấu hiệu giảm dần gỡ khó cho hoạt động sản xuất, tiêu dùng và đầu tư.

Khối ngoại giảm dần hoạt động rút ròng và quay lại mua ròng ở nửa sau tháng 3 với sự trở lại mua ròng từ các quỹ ETF. Thị trường bước vào mùa ĐHCĐ và có thêm thông tin hỗ trợ trợ giúp VN-Index tạo nền và quay trở lại vùng tích lũy trên 1.050 điểm.

Kịch bản cho VN-Index trong tháng 3/2023?

Kịch bản 2, FED duy trì quan điểm tăng lãi suất mạnh hơn dự báo của thị trường nhằm chống lại lạm pháp. Biến động tiêu cực từ thị trường quốc tế khiến dòng vốn ngoại rút ròng, áp lực lên ổn định vĩ mô cũng như nỗ lực giảm mặt bằng lãi suất cho nền kinh tế của hệ thống Ngân hàng.

Thanh khoản tiếp thu gọn và áp lực của khối ngoại bán ròng tiếp tục gia tăng. VN-Index có thể quay trở lại kiểm tra vùng 980 – 1.000 điểm.

Nhà đầu tư cá nhân mua ròng khá chọn lọc tuần đầu tháng 3, HPG được gom mạnh

Tuần giao dịch đầu tiên của tháng 3, tuy mua ròng về giá trị, giao dịch mua ròng của nhà đầu tư cá nhân trong ...

Nhận định chứng khoán tuần 6-10/3/2023: VN-Index test lại đáy 920-950 điểm

VN-Index trải qua tuần giao dịch giằng co quanh vùng 1.020 điểm với thanh khoản sụt giảm. Theo nhận định, trong tuần 6-10/3, VN-Index hướng ...

Chuyên gia VinaCapital nói gì về lỗ hổng thanh khoản của doanh nghiệp BĐS Việt Nam

Trong bối cảnh các nhà phát triển bất động sản vẫn đang gặp khó khăn về thanh khoản dù nhu cầu nhà ở vẫn tăng ...

Khánh Vân

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán