Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM, UpCOM: VEA) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên 2024 với một số điểm đáng chú ý. Doanh thu thuần đạt gần 1.923 tỷ đồng, giảm khoảng 3% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù giá vốn giảm chậm hơn, lợi nhuận gộp của VEA vẫn tăng nhẹ, đạt hơn 303 tỷ đồng, tương ứng mức tăng gần 4,5%.
Tổng tài sản của VEA tính đến cuối tháng 6/2024 đạt 30.040 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm, Ảnh minh họa |
Trong nửa đầu năm 2024, doanh thu tài chính giảm gần 23% còn hơn 422 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính giảm mạnh hơn 92% xuống chỉ còn hơn 2,3 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của VEA đạt hơn 3.257 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2023. Tổng tài sản của VEA tính đến cuối tháng 6/2024 đạt 30.040 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm, trong khi nợ phải trả giảm 16% còn 1.173 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong báo cáo bán niên, VEA nhận được ba ý kiến ngoại trừ từ kiểm toán:
Khoản phải thu quá hạn: VEA chưa đánh giá khả năng thu hồi đối với các khoản phải thu đã quá hạn trị giá gần 46 tỷ đồng. Kiểm toán không thể xác định liệu cần trích lập dự phòng hay điều chỉnh số liệu các chỉ tiêu liên quan.
Hàng tồn kho: VEA chưa đánh giá giá trị thuần có thể thực hiện của hàng tồn kho chậm luân chuyển trị giá gần 72 tỷ đồng. Kiểm toán không thể xác định việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã đầy đủ chưa.
Chi phí chờ xử lý: VEA có khoản chi phí treo lại chờ xử lý trị giá hơn 466 tỷ đồng, bao gồm chi phí lãi vay, khấu hao, và tiền thuê đất của nhà máy xốp ngừng hoạt động từ năm 2015. Kiểm toán không thể thu thập đầy đủ bằng chứng để xác định việc điều chỉnh các khoản mục này.
Phản hồi của VEA
Đối với khoản phải thu quá hạn, VEA cho biết, các khoản nợ phải thu trên phát sinh tại Công ty TNHH MTV Cơ khí Trần Hưng Đạo, Công ty TNHH MTV Máy kéo và Máy nông nghiệp, Viện Công nghệ. Các đơn vị đã thực hiện gửi đối chiếu nợ phải thu đến khách hàng, tuy nhiên một số khách hàng chưa phản hồi và khách hàng vẫn đang thực hiện thanh toán nên chưa đủ cơ sở để trích lập dự phòng. Các đơn vị đã thành lập Ban thu hồi công nợ và tích cực triển khai thu hồi nợ.
Về hàng tồn kho, VEA cho rằng, đối với một số mặt hàng tồn kho ứ đọng từ nhiều năm trước (thời kỳ công ty TNHH) và chậm luân chuyển, tại thời điểm lập báo cáo, VEA chưa hoàn thành việc khảo sát trên thị trường các sản phẩm cùng loại để có cơ sở đánh giá giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn đọng.
Đối với chi phí chờ xử lý, VEA giải trình chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Matexim chủ yếu là chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí lãi vay và một số chi phí của Nhà máy sắt xốp phát sinh từ các năm trước. Hiện nay, nhà máy sắt xốp đang gặp khó khăn phải dừng sản xuất nên chưa đánh giá được các khoản mục chi phí liên quan. Công ty Matexim đang xem xét cơ cấu lại sản phẩm đầu ra. Kế hoạch tăng vốn tại Matexim được thực hiện từng bước theo đúng quy định pháp luật và đảm bảo quyền lợi cao nhất cho VEA.
Xem chi tiết Công văn giải trình của VEA tại đây.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VEA kết phiên sáng nay (5/9) ở mức 44.200 đồng/cp, tăng xấp xỉ 10% trong vòng 1 tháng qua và tăng 33% so với mức đáy của năm hồi đầu tháng 11/2023.
Diễn biến giá cổ phiếu VEA |
Cổ phiếu bị cảnh báo, VEAM (VEA) chốt ngày trả cổ tức “khủng” Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam – CTCP (VEAM Corp – UPCoM:VEA) thông báo nghị quyết HĐQT về việc ... |
Tổng Giám đốc Phan Phạm Hà bị khởi tố, cổ phiếu VEA "lao dốc" cùng đà bán tháo từ khối ngoại Sau thông tin ông Phan Phạm Hà, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam – CTCP (VEAM, ... |
VEAM: Lợi nhuận tăng nhẹ, xuất hiện nhiều yếu tố ngoại trừ từ kiểm toán Tổng Công ty CP Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) công bố báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu ... |
Đức Anh