Kiến tạo thể chế đột phá từ sửa đổi Hiến pháp năm 2013

20/05/2025 - 18:41
(Bankviet.com) Nhiều chuyên gia nhận định, sửa đổi Hiến pháp năm 2013 là bước đi thể hiện quyết tâm kiến tạo thể chế phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước.
Đến 30/5, phải nộp kết quả lấy ý kiến về Hiến pháp năm 2013 Sửa Hiến pháp: Người dân đồng tình với chủ trương lớn ‘Đi từng ngõ, gõ từng nhà’ vận động nhân dân góp ý Hiến pháp

Hoàn thiện mô hình chính quyền tinh gọn, hiệu quả

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, Tiến sĩ Đặng Văn Cường, giảng viên Luật, Trường Đại học Thủy Lợi cho rằng, việc sửa đổi Hiến pháp là một yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, nhất là khi chủ trương tinh gọn bộ máy, sáp nhập đơn vị hành chính đang được đẩy mạnh.

Vic tinh gn b máy Nhà nước cn được thc hin song song vi vic hoàn thin h thng pháp lut, đặc bit là sa đổi Hiến pháp để làm cơ s pháp lý cao nht cho các văn bn lut sau này”, Tiến sĩ Đặng Văn Cường phân tích.

Kiến tạo thể chế mới từ sửa đổi Hiến pháp năm 2013
Quá trình lấy ý kiến đóng góp của người dân về sửa đổi Hiến pháp 2013 thông qua ứng dụng VNeID sẽ kéo dài đến hết ngày 29/5. Ảnh minh họa

Theo ông Cường, sau khi Hiến pháp được sửa đổi, các luật như Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Tổ chức các cơ quan nhà nước và các văn bản pháp luật khác sẽ được rà soát, điều chỉnh để đảm bảo tính thống nhất và phù hợp. Trên cơ sở Hiến pháp sửa đổi, bộ máy nhà nước sẽ được tổ chức lại theo hướng tinh gọn, rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động.

Một bộ máy được tinh gọn, hoạt động hiệu quả sẽ giúp tiết kiệm chi phí, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, nâng cao năng suất lao động. Đây là điều kiện quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nếu thực hiện đúng định hướng, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để kỳ vọng Việt Nam vươn lên mạnh mẽ trở thành một trong những nền kinh tế năng động hàng đầu châu Á”, ông Cường nói.

Người dân đồng thuận

Hiện nay, Quốc hội đang lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều về Hiến pháp 2013 với 2 nhóm vấn đề: Nhóm thứ nhất, về mô hình chính quyền địa phương hai cấp; nhóm thứ hai, quy định về quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ nhằm thể chế hóa vai trò giám sát, phản biện xã hội và tham gia xây dựng chính sách.

Góp ý về dự thảo sửa đổi Hiến pháp, anh Nguyễn Việt Hùng (tỉnh Phú Thọ) bày tỏ sự đồng thuận về mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (tỉnh, xã) và cho rằng đây là bước đi cần thiết để tinh gọn bộ máy, tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân tốt hơn.

Không chỉ dừng lại ở cải cách về tổ chức, mô hình này còn thể hiện bước tiến trong tư duy quản trị địa phương, hướng tới một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả. “Tôi kỳ vọng việc sửa đổi Hiến pháp lần này sẽ tạo ra cú hích mạnh mẽ đưa đất nước bước vào giai đoạn mới phát triển kinh tế, xã hội”, anh Hùng nói.

Chị Phạm Thị Hiền, kinh doanh tại Hà Nội cũng bày tỏ sự quan tâm và kỳ vọng Hiến pháp mới sẽ gần gũi hơn với cuộc sống, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của người dân, đặc biệt là trong các lĩnh vực như giáo dục, việc làm.

Tôi đã đóng góp ý kiến qua ứng dụng VNeID và đồng tình với việc sửa đổi Hiến pháp phù hợp với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Ngoài ra, tôi cũng kỳ vọng Hiến pháp mới sẽ quy định rõ về quyền được học tập suốt đời, quyền được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số như hiện nay" - chị Hiền nói và cho rằng, các cơ chế mới cũng cần quan tâm hơn đến quyền của người lao động, đặc biệt là những người làm việc tự do, không có hợp đồng lao động chính thức. Người lao động cũng cần được bảo vệ, được tham gia bảo hiểm và có tiếng nói khi có tranh chấp. Hiến pháp phải là nơi bảo đảm công bằng cho tất cả mọi người.

Với sự tham gia góp ý tích cực từ nhân dân và các chuyên gia, kỳ vọng Hiến pháp sau sửa đổi sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của đất nước trong giai đoạn mới, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển, bền vững và hội nhập sâu rộng.

Việc người dân tích cực đóng góp ý kiến cho quá trình sửa đổi Hiến pháp không chỉ thể hiện tinh thần làm chủ của nhân dân, mà còn là minh chứng rõ ràng cho một Nhà nước pháp quyền vì dân, do dân và của dân. Những ý kiến chân thành, cụ thể từ thực tiễn cuộc sống sẽ là chất liệu quý giá để xây dựng một bản Hiến pháp toàn diện, công bằng và phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời đại mới. Lắng nghe và tôn trọng tiếng nói của người dân chính là nền tảng để Hiến pháp thực sự đi vào đời sống và phát huy hiệu lực trong thực tế.

Minh Khánh

Theo: Báo Công Thương