Khối ngoại mua ròng đột biến gần nghìn tỷ đồng phiên 19/5, STG là "nhân tố chính" |
Sau tuần phục hồi, thị trường chứng khoán Việt Nam có tuần giao dịch tương đối giằng co quanh ngưỡng giá 1.065 điểm. Tâm lý chần chừ của nhà đầu tư khiến lực cầu không thể duy trì mạnh, dẫn tới đà tăng không bền vững. Xét cho cả tuần, VN-Index tăng tổng cộng tăng 0,17 điểm (+0,02%) lên mức 1.067,07 điểm, ngược lại HNX-Index giảm 1,19 điểm (-0,55%).
Trong bối cảnh thị trường lình xình, giao dịch khối ngoại bất ngờ trở thành điểm sáng khi trở lại giải ngân mua cổ phiếu Việt. Tổng cộng 5 phiên, khối ngoại đã trở lại mua ròng 786 tỷ đồng . Tuy nhiên, thực tế thì nhà đầu tư ngoại vẫn bán ròng 404 tỷ đồng trên kênh khớp lệnh trong khi tập trung mua ròng đột biến 1.190 tỷ đồng thoả thuận.
Lực mua ròng mạnh của khối ngoại trong tuần qua còn ghi nhận tại HPG và VHM |
Xét riêng theo từng mã cổ phiếu, dòng tiền ngoại ghi nhận giá trị giao dịch mua ròng mạnh nhất tại cổ phiếu STG với gần 1.285 tỷ đồng, cổ phiếu thép HPG cũng tiếp tục được mua ròng khoảng 397 tỷ đồng. Ngoài ra, nhà đầu tư ngoại tuần này gom ròng các cổ phiếu VRE và VIC với giá trị đều trên 100 tỷ đồng.
Ngược lại, cổ phiếu VNM và CTG bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất trong tuần này, giá trị đều trên 250 tỷ đồng. Theo sau, loạt mã ngân hàng khác như STB, SHB, VPB cũng đều bị bán ròng sau 5 phiên giao dịch.
Trên sàn HoSE, khối ngoại ghi nhận mua ròng 784 tỷ đồng trong tuần qua. Cụ thể nhà đầu tư ngoại bán ròng 422 tỷ đồng trên kênh khớp lệnh trong khi mua ròng 1.206 tỷ đồng qua tại kênh thỏa thuận.
Tại chiều mua, khối ngoại ghi nhận giao dịch đột biến mua ròng 1.285 tỷ đồng tại cổ phiếu STG của Công ty CP Kho vận Miền Nam (Sotrans). Giao dịch được thực hiện thông qua phương thức thoả thuận với tổng khối lượng 24,46 triệu cổ phiếu (gần 25% vốn của Sotrans). Bên mua chưa xác định trong khi bên bán nhiều khả năng là CTCP Giao nhận và Vận chuyển Indo Trần - công ty mẹ của Sotrans.
Bên cạnh đó, lực mua ròng mạnh của khối ngoại trong tuần qua còn ghi nhận tại HPG và VHM với giá trị lần lượt đạt 397 tỷ đồng và 290 tỷ đồng.
Trong khi đó, tâm điểm rút ròng của dòng vốn ngoại ghi nhận tại VNM với giá trị bán ròng hơn 298 tỷ đồng. Ngoài ra, áp lực bán ròng ghi nhận tại loạt mã ngân hàng như CTG (252 tỷ), STB (168 tỷ), SHB (145 tỷ), VPB (102 tỷ). Danh sách cổ phiếu bị bán ròng trong tuần qua tại sàn HoSE còn có KBC, DCM, DPM,...
Trên sàn HNX, khối ngoại trở lại có tuần trở lại mua ròng 47 đồng , toàn bộ giao dịch ghi nhận trên kênh khớp lệnh.
Ở chiều mua vào, khối ngoại mua ròng trên sàn HNX nhiều nhất tại cổ phiếu DTD với giá trị khoảng 36 tỷ đồng. TNG và CEO cũng lần lượt được mua ròng lần lượt 17 tỷ và 12 tỷ. Các cổ phiếu được mua ròng trong tuần qua còn có DDG, IDJ, PVI,...
Giao dịch chiều bán tại HNX ghi nhận giá trị bán ròng lớn nhất tại PVS với 31 tỷ đồng. Những cái tên trong danh sách bán ròng nhiều nhất sàn HNX trong tuần qua còn có BVS, VCS, IDC, ONE,...
Trên sàn UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài tuần này bán ròng 45 tỷ đồng , trong đó bán ròng 29 tỷ trên khớp lệnh và 16 tỷ trên thoả thuận.
Tại phía bán ra, cổ phiếu QNS dẫn đầu danh sách bán ròng tuần qua khi bị khối ngoại bán ròng 27 tỷ đồng, hầu hết trên kênh khớp lệnh. Bên cạnh đó, một số cổ phiếu bị bán ròng từ nhà đầu tư ngoại tuần qua trên UPCoM còn có IDP và VTP với giá trị lần lượt là 16 tỷ đồng và 14 tỷ đồng.
Trong khi đó, cổ phiếu LTG tuần này tiếp tục là điểm sáng khi được nhà đầu tư ngoại mua ròng nhiều nhất với hơn 22 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng vốn ngoại cũng tìm đến DDV, PAT, CST,...
Trước đó không lâu, nhận xét về dòng vốn ngoại, SSI Research đã đưa ra dự báo, thời gian tới, áp lực rút ròng sẽ đến nhiều từ các quỹ chủ động, tuy nhiên bất kì cơ hội điều chỉnh lớn nào trên thị trường cũng sẽ là cơ hội để dòng tiền các quỹ đầu tư đảo chiều, tăng khối lượng trên thị trường chứng khoán.
Theo ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Khối Khách hàng cá nhân của Chứng khoán Yuanta, về mặt định giá, sau khi thị trường đón nhận kết quả kinh doanh, VN-Index đang giao dịch P/E (chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu với thu nhập trên một cổ phiếu) ở mức 14 lần cao hơn so với thời điểm tháng 10 - 11/2022. Do đó, thị trường cần về mức hợp lý hơn 11 lần đến 12 lần sẽ kích hoạt được dòng tiền khối ngoại quay trở lại giải ngân.
“Khối ngoại có thể quay trở lại mua ròng trong quý III/2023 hoặc sớm hơn”, chuyên gia Yuanta nhìn nhận.
Đáng chú ý, trong thông tin mới nhất, Quỹ China Trust Vietnam Opportunity thông báo tiếp tục huy động vốn đầu tư vào thị trường Việt Nam từ ngày 8/5. Đây là lần huy động vốn lần thứ 5 của quỹ này với trị giá khoảng 5 tỷ đài tệ, tương đương 163 triệu USD (3.824 tỷ đồng). Điều này mang tới chỉ báo tích cực về động thái của dòng vốn ngoại đối với Thị trường chứng khoán Việt.
“Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang trong xu hướng biến động trong điều kiện niềm tin của nhà đầu tư chưa phục hồi nhưng triển vọng kinh tế trung và dài hạn không thay đổi”, Zhang Chenwei, Giám đốc Quỹ China Trust Vietnam Opportunity Fund cho biết.
Nhận định chứng khoán tuần 22-26/5/2023: Thị trường hình thành sóng tăng và mở ra cơ hội lướt sóng VN-Index ghi nhận một tuần giao dịch lình xình trong vùng 1.065 +/- 5 điểm và kết thúc tuần gần như không thay đổi so ... |
Chứng khoán Tân Việt (TVSI) bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành quyết định đưa Công ty CP Chứng khoán Tân Việt (TVSI) vào tình trạng kiểm ... |
Nhận định chứng khoán ngày 22/5/2023: Xu hướng thị trường phái sinh Các chuyên gia phân tích và công ty chứng khoán đưa ra nhận định về thị trường phái sinh cho ngày giao dịch 22/5/2023. Tạp ... |
Nhật Hải