Công ty CP Đầu tư Hải Phát (HOSE: HPX) mới đây đã công bố kế hoạch góp vốn để thành lập Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Quy hoạch Quốc tế Opal. Cụ thể, Hải Phát sẽ đầu tư 3,25 tỷ đồng, tương đương 65% vốn điều lệ của Opal, dự kiến có tổng vốn điều lệ 5 tỷ đồng. Trụ sở của Opal sẽ đặt tại tầng 5, tòa CT3, The Pride, khu đô thị mới An Hưng, phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội – cùng địa chỉ với trụ sở của Đầu tư Hải Phát.
Hải Phát đã hoàn thành 56,3% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng. |
Tính đến cuối tháng 9/2024, Đầu tư Hải Phát quản lý một hệ thống công ty với 9 công ty con, 1 công ty liên doanh, liên kết và 4 đơn vị đầu tư vào các doanh nghiệp khác. Về tình hình kinh doanh, Hải Phát ghi nhận doanh thu thuần trong quý 3/2024 tăng 42% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức 429 tỷ đồng. Nhờ giá vốn hàng bán chỉ tăng nhẹ, lãi gộp của công ty đạt 151 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so với cùng kỳ, với biên lợi nhuận gộp đạt 35%.
Bên cạnh doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính, trong quý 3, Hải Phát còn ghi nhận 11 tỷ đồng từ hoạt động tài chính. Tuy nhiên, chi phí tài chính của công ty đã tăng đáng kể, lên mức 106 tỷ đồng, tăng 164% so với cùng kỳ, trong đó bao gồm 33 tỷ đồng chi phí lãi vay và 73 tỷ đồng chi phí tài chính khác. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty cũng tăng mạnh, lần lượt đạt 27 tỷ đồng (tăng 623%) và 13 tỷ đồng (tăng 16%). Kết quả, lợi nhuận sau thuế của Hải Phát trong quý 3 đạt 12 tỷ đồng, tăng 177% so với quý 3/2023.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, doanh thu thuần của Hải Phát đạt 1.084 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 59 tỷ đồng, giảm lần lượt 9% và 4% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, công ty đã hoàn thành 56,3% kế hoạch lợi nhuận cả năm, dự kiến ở mức 105 tỷ đồng.
Điểm tích cực là dòng tiền kinh doanh của Hải Phát ghi nhận dương 966 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, tăng 128% so với cùng kỳ, với 241 tỷ đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động; 202,6 tỷ đồng tăng, giảm các khoản phải thu; 309 tỷ đồng tăng, giảm hàng tồn kho…
Trong khi đó, dòng tiền đầu tư âm 502 tỷ đồng so với số dương 128 tỷ đồng của cùng kỳ. Công ty ghi nhận 161 tỷ đồng tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác, 118 tỷ đồng tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác. Ngược chiều. Hải Phát cũng đã chi ra 783 tỷ đồng để cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác.
Về tài sản, tổng giá trị tài sản của Hải Phát tính đến ngày 30/9/2024 là 8.104,9 tỷ đồng, giảm 2,3% so với đầu năm. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, với 3.588,7 tỷ đồng (44,3% tổng tài sản). Hàng tồn kho đứng ở mức 2.671,1 tỷ đồng, chiếm 33%, còn các khoản phải thu dài hạn là 817,9 tỷ đồng, tương đương 10,1% tổng tài sản.
Một điểm đáng chú ý là tiền mặt và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của Hải Phát đã giảm 21,2% so với đầu năm, chỉ còn 24,54 tỷ đồng. Nợ phải trả của công ty tính đến cuối quý 3 là 4.471 tỷ đồng, giảm 5% so với đầu năm. Trong đó, khoản tiền khách hàng trả trước ngắn hạn tăng gần gấp đôi, đạt 1.089 tỷ đồng – chủ yếu là các khoản thanh toán theo tiến độ từ khách hàng tại các dự án bất động sản tại Cao Bằng, Bắc Giang, Hải Yên và các dự án khác của Hải Phát. Nợ vay của công ty giảm 19% so với đầu năm, còn gần 2.000 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn là 1.345 tỷ đồng. Dư nợ trái phiếu cũng giảm 20%, về mức 1.200 tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu của Hải Phát hiện đạt 3.364 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận lũy kế chưa phân phối là 331 tỷ đồng.
Cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng: Mở ra cơ hội phát triển lớn cho Nam Định, Thái Bình Dự án cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua Nam Định và Thái Bình đang được đẩy nhanh tiến độ, hứa hẹn khởi ... |
“Hạt nhân” trong hệ sinh thái TTC Group lộ diện kết quả kinh doanh Trong nửa đầu năm 2024, Đầu tư Thành Thành Công (Đầu tư TTC) - hạt nhân trong hệ sinh thái TTC Group ghi nhận lãi ... |
Phạm Hường