Dự báo xu hướng dịch chuyển của dòng vốn ngoại năm 2024, ông Trần Anh Tuấn - Giám đốc trung tâm phân tích thuộc Công ty chứng khoán Dầu khí (PSI) cho rằng chu kỳ mới về dòng tiền đã và sẽ tiếp tục diễn ra, tức khi lãi suất của Fed đã chạm đỉnh thì dòng tiền sẽ có xu hướng tìm đến các thị trường có sự tăng trưởng tốt, đặc biệt là các thị trường cận biên như Việt Nam để hưởng mức lãi suất cao hơn thị trường Mỹ.
Việt Nam hiện sở hữu yếu tố thuận lợi để thu hút lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài |
Theo ông Tuấn, những thông số từ World Bank và IMF cho thấy dòng tiền đã được phân bổ dần dần vào một số quốc gia. Chẳng hạn, dòng tiền bắt đầu quay trở lại thị trường chứng khoán, bất động sản Trung Quốc khiquốc gia này có các chính sách hỗ trợ thị trường bất động sản.
Với Việt Nam, các chính sách của Chính phủ và các cơ quan quản lý đã hỗ trợ cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Ngoài ra, Chính phủ cũng rất quyết liệt trong việc đưa thị trường Việt Nam nâng hạng. Điều này sẽ thu hút được dòng tiền lớn từ nước ngoài.
Tuy nhiên, để dòng vốn ngoại gắn bó với thị trường Việt Nam trong dài hạn thì các chuyên gia khuyến nghị cơ quan quản lý Việt Nam cần nghiên cứu tầm nhìn của nhà đầu tư nước ngoài về thị trường, các ngành và doanh nghiệp trong nước.
“Có hay không khả năng Nhà nước cổ phần hóa các doanh nghiệp? Có lẽ, chúng ta không nên nhờ vào Nhà nước mà nên động viên các công ty tư nhân Việt Nam không sợ thị trường, không đòi hỏi nhiều quá về giá trị doanh nghiệp, đưa cổ phiếu lên niêm yết một phần, bắt đầu quan hệ với cộng đồng đầu tư”, ông Dominic Scriven – Chủ tịch Dragon Capital – nêu vấn đề tại sự kiện “Vietnam Investment Forum 2024”.
Thực tế, cơ quan quản lý đã có những điều chính sách cho phép nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận với doanh nghiệp niêm yết trong nước, nhưng doanh nghiệp trong nước – cũng chính là hàng hóa trên “chợ” chứng khoán, lại không “mở”. Điển hình là quy định về giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa có thể lên đến 100% sau Nghị định 60/2015, nhưng không ít doanh nghiệp vẫn “tận dụng” quy định cho phép đại hội đồng cổ đông quyết định “room” ngoại để tự đóng cửa, hạ “room” về tới 0% – thấp hơn cả mức trước đây.
Theo đại diện Dragon Capital, Việt Nam hiện sở hữu yếu tố thuận lợi để thu hút lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn, dân số hơn 100 triệu người với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong bối cảnh quốc gia châu Á khác có cơ cấu dân số già.
Bên cạnh đó, không có quốc gia nào, ngoài Việt Nam, có kênh đối thoại cùng lúc với các quốc gia lớn gồm: Nga, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ.
Thêm vào đó, sự kiện Việt Nam và Mỹ nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện cũng gây bất ngờ lớn, ảnh hưởng tích cực đến GDP Việt Nam.
Theo thông tin ông Dominic Scriven có được, hai bên đã đề cập nhiều đến lĩnh vực công nghệ. Theo đó, các doanh nghiệp Mỹ sẽ có sự quan tâm lớn tới mở rộng đầu tư tại Việt Nam, bên cạnh hoạt động bổ sung, nâng cấp trình độ tay nghề của lao động Việt Nam với chương trình triển khai khá chi tiết thời gian tới.
Một yếu tố đáng lưu ý khác là vốn quốc tế đầu tư vào Việt Nam hiện rất nhỏ. Tại hội nghị với sự tham gia 50 quỹ hưu trí Mỹ mà ông Dominic Scriven có cơ hội tham dự, chỉ có ba quỹ đầu tư vào Việt Nam do tâm lý thận trọng và tổng vốn của các quỹ này rất lớn – lên đến 500 tỉ đô la – nên phải phân bổ tại nhiều quốc gia.
“Với những yếu tố trên, các nhà đầu tư ngoại không chỉ quan tâm, tìm hiểu mà là phải đầu tư vào Việt Nam”, ông Dominic Scriven nhận định.
Để phát huy những lợi thế trên, đại diện Dragon Capital cho rằng cần nâng cao vai trò của nhà đầu tư tổ chức, bên cạnh việc quan tâm tới vai trò của nhà đầu tư cá nhân – vốn chiếm phần lớn giao dịch trên thị trường.
“Làm sao Việt Nam phát huy được vai trò của nhà đầu tư tổ chức, dù là quỹ, quỹ hưu trí, hay là các khoản đầu tư của Nhà nước hay địa phương hoặc nhà đầu tư nước ngoài. Đó là nhiệm vụ của các thành viên thị trường, chúng ta cần nỗ lực thêm”, ông Dominic Scriven nói và cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm rất nhiều tới yếu tố này.
Về câu chuyện nâng hạng, vị này cũng lưu ý rằng khi trao đổi với nhóm nhà đầu tư nước ngoài trong khoảng một năm gần đây thì họ không đề nghị bỏ miễn bỏ “room” sở hữu hay đặt nặng mục tiêu TTCK Việt Nam phải nâng hạng từ cận biên lên mới nổi theo tiêu chuẩn FTSE hay MSCI.
“Nếu rót tiền vào Việt Nam, theo quy chế đầu tư, nhóm này sẽ cùng lúc đầu tư vào 10 quỹ của họ. Do đó, việc đầu tư cũng sẽ có mức độ nhất định và chúng ta cũng nên cân nhắc khi nói về vấn đề nâng hạng”, đại diện Dragon Capital nêu ý kiến.
Còn đại diện một quỹ đầu tư nước ngoài khác cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài đòi hỏi thêm về sự minh bạch, các bước tiến triển và mức độ chắc chắn hơn liên quan đến thị trường vốn ở đây, trước khi tất cả thực sự có thể thấy được sự tăng trưởng lớn trong việc trở lại của vốn ngoại.
Mirae Asset: Thị trường chứng khoán Việt xứng đáng được định giá ở mức cao hơn Mirae Asset duy trì kỳ vọng P/E của thị trường sẽ tăng từ mức 15 lần hiện tại lên mức trung bình lịch sử khoảng ... |
Khối ngoại trở lại bán ròng hàng trăm tỷ, quỹ ETF của Dragon Capital "rơi vào tầm ngắm" Đóng cửa phiên giao dịch ngày 05/01, khối ngoại trở lại xả ròng mạnh tay trên toàn thị trường với tổng giá trị đạt 438,48 ... |
Giao dịch khối ngoại tuần 2-5/01: Nhóm Ngân hàng dẫn đầu giá trị gom ròng, các quỹ ETF bị thoát hàng mạnh Nhà đầu tư nước ngoài nhanh chóng trở lại trạng thái bán ròng trong tuần đầu tiên của năm 2024 với giá trị gần 1.200 ... |
Nguyên Nam