Kết thúc 6 tháng 2024, VPBank đã chi 5,4 tỷ đồng trả thù lao cho các thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT), đi ngang so với nửa đầu năm ngoái. Trong đó, ông Ngô Chí Dũng - Chủ tịch HĐQT VPBank nhận được thù lao 1,68 tỷ đồng, tương ứng mỗi tháng nhận 280 triệu đồng. 2 Phó Chủ tịch HĐQT là ông Bùi Hải Quân và ông Lô Bằng Giang mỗi người nhận 1,56 tỷ đồng trong 6 tháng, tương đương mỗi tháng nhận 260 triệu đồng. Ông Nguyễn Văn Phúc, thành viên độc lập HĐQT nhận 600 triệu đồng sau 6 tháng, mỗi tháng nhận 100 triệu đồng.
VPBank đã chi 5,4 tỷ đồng trả thù lao cho các thành viên Hội đồng quản trị sau 6 tháng |
Tổng thù lao, tiền lương và phụ cấp của Ban Kiểm soát của VPBank là 2,5 tỷ đồng. Ban kiểm soát có 3 người, bao gồm bà Kim Ly Huyền (Trưởng ban kiểm soát chuyên trách), bà Trịnh Thị Thanh Hằng (Thành viên chuyên trách), ông Vũ Hồng Cao (Thành viên). Như vậy mỗi người sẽ có mức lương, thưởng bình quân khoảng 833 triệu đồng/ người, bình quân 139 triệu/ tháng/người.
Thù lao của lãnh đạo VPBank. Nguồn: BCTC VPBank |
VPBank đã chi 27,7 tỷ đồng trả thù lao cho Tổng Giám đốc và Thành viên Ban Tổng Giám đốc. Trong nửa đầu năm 2024, Ban Tổng Giám đốc bao gồm ông Nguyễn Đức Vinh (Tổng Giám đốc), bà Lưu Thị Thảo (Phó Tổng Giám đốc thường trực và Giám đốc điều hàng cao cấp), bà Phạm Thị Nhung (Phó Tổng Giám đốc thường trực), ông Phùng Duy Khương (Phó Tổng Giám đốc thường trực phụ trách phía Nam), bà Dương Thị Thu Thủy (Phó Tổng Giám đốc), ông Nguyễn Thành Long (Phó Tổng Giám đốc), ông Đinh Văn Nho (Phó Tổng Giám đốc), ông Nguyễn Thanh Bình (Phó Tổng Giám đốc), ông Kamijo Hiroki (Phó Tổng Giám đốc từ ngày 27/7/2024). Như vậy mỗi người sẽ có mức lương, thưởng bình quân khoảng 3,5 tỷ đồng/người, bình quân 583 triệu/ tháng/người.
Các thành viên Ban Tổng Giám đốc VPBank |
Về tình hình kinh doanh, trong quý 2/2024, VPBank báo lãi sau thuế tăng 48% so với cùng kỳ năm trước lên 3.633 tỷ đồng. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2024, VPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế 8.665 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 6.775 tỷ đồng, tăng 65% so với 6 tháng đầu năm 2023.
Năm 2024, VPBank lên kế hoạch lợi nhuận trước thuế 23.165 tỷ đồng, tăng 22% so với kết quả thực hiện của năm trước. Như vậy, kết thúc quý II/2024, ngân hàng đã thực hiện được 37% kế hoạch lợi nhuận đề ra.
Trong kỳ, nguồn thu chính là thu nhập lãi thuần của VPBank đạt 12.408 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm trước.
Các hoạt động kinh doanh ngoài lãi của nhà băng cũng cho thấy kết quả khả quan với lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 1.881 tỷ đồng, tăng 13,5% do thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm và thu khác tăng lần lượt 36% và 39% so với cùng kỳ lên 1.892 tỷ đồng và 3.849 tỷ đồng.
Hoạt động kinh doanh ngoại hối đem về khoản lãi 194 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 211 tỷ đồng.
Trong đó, tất cả các khoản thu đều ghi nhận sự tăng trưởng khi thu từ kinh doanh ngoại tệ giao ngay đạt 1.036 tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ; thu từ kinh doanh vàng cũng đạt 5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ thu về 105 triệu đồng và thu từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ cũng tăng 2,3 lần so với quý II/2023.
Lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư của ngân hàng cũng tăng 1,6 lần lên 412 tỷ đồng. Ngược lại, hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh giảm 4,4 làn cùng kỳ xuống 34 tỷ đồng và hoạt động kinh doanh khác của VPBank ghi nhận khoản lãi hơn 1.199 tỷ đồng, giảm 44,8% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân đến từ nguồn thu từ các công cụ phái sinh khác giảm 43,6% so với cùng kỳ xuống 1.379 tỷ đồng. Đặc biệt, thu từ hoạt động bán nợ của VPBank giảm mạnh từ 1.366 tỷ đồng xuống còn gần 17 tỷ đồng.
Kết quả, tổng thu nhập hoạt động của VPBank đạt 16.128 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng tăng 40% đạt 12.797 tỷ đồng.
Nhờ thu nhập lãi thuần và các hoạt động kinh doanh khác tăng trưởng mạnh, dù chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của VPBank tăng 28% lên 8.313 tỷ đồng, VPBank vẫn báo lãi sau thuế tăng so với cùng kỳ.
Tại thời điểm ngày 30/6/2024, tổng tài sản của VPBank đạt gần 864.392 tỷ đồng, tăng 18% so với cuối năm 2023. Trong đó, cho vay khách hàng đạt 624.277 tỷ đồng, tăng 10% so với cuối năm ngoái.
Tiền gửi và cấp tín dụng cho các tổ chức tín dụng khác tăng từ 94.094 tỷ đồng năm trước lên gần 115.859 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng tại thời điểm cuối quý II/2024 của VPBank cũng đạt 471.349 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước.
Về chất lượng nợ, tại thời điểm cuối tháng 6, tổng nợ xấu của ngân hàng là 31.712 tỷ đồng, tăng 11,6% so với cuối năm trước.
Trong khi đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) tăng nhẹ 0,35 lên 12.114 tỷ đồng, nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tăng 7,7% lên 12.909 tỷ đồng, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng 1,5 lần lên gần 6.689 tỷ đồng. Kết quả, tỉ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay của VPBank đã tăng từ 5,02% lên 5,08%.
Chủ tịch Trần Hùng Huy và lãnh đạo ACB được trả thù lao bao nhiêu? Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB - HOSE: ACB) công bố Báo cáo tài chính riêng soát xét bán niên 2024, trong đó mức thù ... |
Lãnh đạo LPBank điều chỉnh thù lao trong nửa đầu năm 2024 Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank – HOSE: LPB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất bán niên năm 2024, trong đó ... |
Lợi nhuận tăng nhẹ, MSB đã chi bao nhiêu tiền cho dàn lãnh đạo trong nửa đầu năm 2024? Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (HOSE: MSB) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất 6 tháng đầu năm 2024, ... |
Kim Chinh