Lợi nhuận lũy kế tăng hơn 19 lần, khối ngoại "rót vốn" hàng trăm tỷ vào SHS

08/11/2023 - 23:31
(Bankviet.com) Kết thúc 9 tháng đầu năm 2023, lợi nhuận sau thuế của Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (HNX: SHS) đạt hơn 380 tỷ đồng. Đặt trên bàn cân với số lãi năm ngoái chỉ vỏn vẹn 20 tỷ đồng, mức tăng trưởng lên tới 18 lần. Đặc biệt, các nhà đầu tư khối ngoại liên tục rót tiền vào Công ty Chứng khoán với giá trị lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Kết thúc quý 3/2023, Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội ghi nhận 484 tỷ đồng doanh thu hoạt động, tăng 186 tỷ đồng, tương ứng hơn 38% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất là đến từ hoạt động cho vay, chiếm gần 50%. Đáng chú ý, hoạt động buôn bán các cổ phiếu niêm yết tăng hơn 14 lần so với cùng kỳ, đạt hơn 28 tỷ đông. Ngoài ra, SHS còn mang về 858 triệu đồng đến từ hoạt động tài chính, đi ngang so với cùng kỳ 2022.

Chi phí hoạt động tăng mạnh lên 207 tỷ đồng, chủ yếu đến từ sự chênh lệch các tài sản tài chính thông qua lãi lỗ và chi phí môi giới chứng khoán. Do hoạt động kinh doanh hiệu quả và tinh giảm hoạt động, chi phí tài chính SHS đạt 8 tỷ đồng, tương ứng giảm 72% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, chi phí quản lý ghi nhận đi ngang so với năm hoạt động 2022.

Như vậy, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, SHS đem về 247 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2022. Lãi ròng quý 3/2023, Sài Gòn - Hà Nội bỏ túi 199 tỷ đồng, tăng hơn 56% so với cùng kỳ.

Lợi nhuận lũy kế tăng hơn 19 lần, khối ngoại
Báo cáo tài chính quý 3/2023, Chứng khoán SHS (HNX: SHS).

Lũy kế 9 tháng kinh doanh, công ty chứng khoán SHS ghi nhận doanh thu đạt 812 tỷ đồng, tăng gần 8 lần so với 9 tháng năm 2022, danh mục chiếm tỷ trọng lớn nhất là hoạt động cho vay. Doanh thu hoạt động tài chính đạt 3 tỷ đồng, giảm không đáng kể so với cùng kỳ hoạt động năm 2022.

Kết thúc tháng 9/2023, chi phí hoạt động đang tăng mạnh lên 726 tỷ đồng, tỷ trọng lớn nhất trong danh mục chủ yếu từ lỗ bán các tài sản tài chính. Chi phí quản lý tăng khoảng 5 tỷ đồng. Chi phí tài chính giảm hơn một nửa, đạt 44 tỷ đồng.

Kết quả, Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội mang về hơn 471 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (LNTT) sau 9 tháng, tương ứng tăng 96% so với cùng kỳ năm 2022. Lợi nhuận sau thuế (LNST) lũy kế công ty chứng khoán đạt 381 tỷ đồng, tăng 19 lần so với kỳ kinh doanh 2022.

Đầu năm 2023, Ban Điều hành SHS đặt kế hoạch doanh thu 1.942,2 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1.103,4 tỷ đồng, bằng 125,5% và 559,2% so với thực hiện năm 2022. Như vậy, Chứng khoán SHS đang thưc hiện được 41% kế hoạch doanh thu và 42% kế hoạch lợi nhuận

Kết thúc ngày 30/9/2023, tổng tài sản của SHS đạt hơn 10.800 tỷ đồng, không thay đổi nhiều so với đầu năm. Khoản mục FVTPL có giá trị ghi sổ hơn 3.535 tỷ đồng (giá trị hợp lý 3.589 tỷ đồng), giảm nhẹ so với cuối quý 2 và giảm 564 tỷ đồng so với đầu năm. SHS đang sở hữu 1.766 tỷ đồng cổ phiếu niêm yết, 765 tỷ đồng cổ phiếu chưa niêm yết, 644 tỷ đồng trái phiếu niêm yết, 350 tỷ đồng trái phiếu chưa niêm yết và 10,5 tỷ đồng chứng chỉ quỹ.

Các cổ phiếu chiếm tỷ trọng chủ yếu trong danh mục FVTPL của SHS vào cuối quý 3 là EIB (311 tỷ đồng), MWG (184 tỷ đồng), FRT (184 tỷ đồng). Các cổ phiếu này đều đang tạm lãi vài chục tỷ đồng tại thời điểm 30/9. EIB được SHS đầu tư từ khá lâu với tỷ trọng lớn, trong khi bộ đôi cổ phiếu bán lẻ MWG và FRT mới được mua mạnh trong quý 3 vừa qua.

SHS còn có khoản tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS) với giá gốc hơn 475 tỷ đồng, rót vào 2 cổ phiếu SHB và TCD. Kết thúc quý 3/2023, Chứng khoán Sài Gòn - Hà nội đang tạm lãi hơn 2 lần với khoản đầu tư 275 tỷ đồng vào SHB nhưng lại tạm lỗ nặng 108 tỷ đồng cho khoản đầu tư vào TCD.

Trên sàn chứng khoán, phiên chiều 8/11, cổ phiếu SHS "chạm nóc" trong vùng 17.400 đồng, tương ứng tăng 9,43%. Đây là phiên thứ 3 cổ phiếu SHS đang có giá trị tăng ấn tượng. Ngoài ra, lực mua tại SHS đang liên tục đổ về cổ phiếu này vào thời điểm đầu tháng.

Đặc biệt, SHS còn là cổ phiếu được ưa chuộng của khối đầu tư nước ngoài tại sàn HNX. Tính từ thời điểm ngày 1/11 tới hết 7/11, tổng giá trị mua ròng của khối này tại SHS đạt gần 500 tỷ đồng. Thêm vào đó, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoại tại SHS đạt 125.315.551 đơn vị, tương đương 15%. Ngày 18/8/2022, SHS thông báo số lượng cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài có thể nắm giữ là 393.446.806 đơn vị (tương đương 49% số lượng cổ phiếu đang phát hành). Như vậy, có thể thấy rằng, các "cá mập" nước ngoài đang đặt rất nhiều kỳ vọng vào SHS đem lại khoản đầu tư hời trong tương lai.

So với ngày lập đỉnh năm nay (21/9/2023), SHS chỉ còn cách 18% giá trị. Khối lượng giao dịch trung bình đạt gần 35 triệu đơn vị/phiên. Nhìn trên góc độ kỹ thuật, cổ phiếu SHS đang trong vùng giảm giá, mã này được dự báo sẽ tiếp tục ở vùng giảm và tăng lên vùng tích lũy trong 3 - 5 phiên sắp tới. Chỉ số lãi trên cổ phiếu đạt 643 điểm. Chỉ số PE đạt 25,03 điểm. Tốc độ khớp lệnh đạt khoảng 150.000 đơn vị/phút.

Khối ngoại quay xe bán ròng, MWG trở lại "hở room" nặng

Đóng cửa phiên giao dịch thứ Ba(7/11), khối ngoại "quay xe" bán ròng trên toàn thị trường với tổng giá trị đạt 216,25 tỷ đồng, ...

Hoàn thành 87% mục tiêu lãi ròng chỉ sau 1 quý, vì sao cổ phiếu Mía đường Sơn La (SLS) "không còn ngọt"?

Công ty CP Mía đường Sơn La (HNX: SLS) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024, niên độ 1/7/2023 - 30/9/2023 với lợi ...

Nhóm chứng khoán khởi sắc, VN-Index kỳ vọng chuyển xanh

Trong phiên giao dịch sáng ngày 8/11, thanh khoản thị trường tiếp tục sụt giảm tuy nhiên nhóm cổ phiếu chứng khoán đã có phần ...

Mộng Diệp

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán