Theo đó, doanh thu thuần quý 3/2023 của DCM đạt hơn 3.010 tỷ đồng, giảm gần 300 tỷ đồng so với cùng kỳ 2022, tương ứng khoảng 10%. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần doanh nghiệp này đạt hơn 9.036 tỷ đồng, giảm hơn 2.000 tỷ đồng so với kỳ hoạt động năm ngoái, tương ứng hơn 21%.
Báo cáo tài chính quý 3/2023 của Đạm Cà Mau. |
Theo giải thích từ phía Đạm Cà Mau, nhu cầu mua phân bón tăng 36% xuyên suốt quý 3 nhưng giá phân bón từ thị trường nội địa và quốc tế khiến doanh thu doanh nghiệp này giảm. Thêm vào đó, giá vốn hàng bán lại tăng cao hơn 23% lên 2.833 tỷ đồng khiến lợi nhuận gộp của doanh nghiệp giảm 83% còn 177,3 tỷ đồng. Biên lãi gộp giảm từ 29,1% xuống còn 5,9%.
Doanh thu tài chính gấp 2,5 lần cùng kỳ đạt 200 tỷ đồng nhờ khoản lãi tiền gửi tăng. Chi phí bán hàng tăng 63% lên 192,3 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm.
Như vậy, doanh nghiệp phân bón này mang về 73,4 tỷ đồng lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ. Có thể nói rằng, đây là khoản lợi nhuận thấp nhất mà doanh nghiệp này ghi nhận kể từ quý 3/2019. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, DCM ghi nhận 614 tỷ đồng, giảm tới 2.654 tỷ đồng. Kết quả cả lợi nhuận sau thuế và lũy kế 9 tháng đều giảm khoảng 90% so với cùng kỳ năm 2022. Thêm vào đó, lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) giảm từ 1.272 đồng về còn 101 đồng.
Tại thời điểm cuối tháng 9, tổng tài sản của Đạm Cà Mau đạt giá trị 14.715 tỷ đồng, tăng gần 600 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Trong đó, lượng tiền mặt gửi ở ngân hàng của DCM đạt hơn 9.800 tỷ đồng. Lượng hàng tồn kho ở mức 2.418 tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm.
Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ghi nhận 9.568 tỷ đồng, trong đó vốn góp chủ sở hữu là 5.294 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 1.795 tỷ đồng. Đáng mừng hơn, công ty chỉ có hơn 250 tỷ đồng nợ vay tài chính.
Trên thị trường chứng khoán, ghi nhận phiên chiều 24/10, cổ phiếu DCM đang trong vùng 31.600 đồng, tương ứng giảm khoảng 3,5% so với phiên trước. Xét trên góc độ kỹ thuật, cổ phiếu của Đạm Cà Mau đang trong vùng suy giảm với thanh khoản thấp, dòng tiền liên tục chảy ra.
Báo cáo nghiên cứu gần đây của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (HOSE: VDS) cho thấy, cuộc đấu thầu phân bón tại Ấn Độ trong tháng 8/2023 có thể đem lại tín hiệu tích cực trong ngắn hạn lên giá ure. Đồng thời, việc Brazil và Mỹ đang bước vào mùa gieo trồng có thể hỗ trợ giá phân bón.
Cũng theo VDS, trong 2 quý đầu năm 2023, sản lượng xuất khẩu giảm 25% so với cùng kỳ năm 2022. Khi nguồn cung trên toàn cầu được đảm bảo, chủ yếu đến từ Nga và Trung Quốc, cơ hội gia tăng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam sẽ chỉ là con số nhỏ. Theo đó, VDSC dự báo sản lượng phân bón xuất khẩu trong nửa cuối năm có thể giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việc Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo và Nga rút khỏi Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen làm tạo nên làn sóng lo ngại về an ninh lương thực toàn cầu. Điều này có thể khiến các quốc gia tăng cường sản xuất sản lượng gieo trồng và tăng tiêu thụ phân bón.
Một tín hiệu tích cực khác của ngành Phân bón đến từ kỳ vọng vụ Đông - Xuân năm nay do sản lượng sản xuất ure và nhu cầu cuối năm thường cao hơn nửa đầu năm 5%-12%. Do đó VDS kỳ vọng các công ty sản xuất ure hàng đầu như Đạm Phú Mỹ (HOSE: DPM) và Đạm Cà Mau (HOSE: DCM) có thể tận dụng cơ hội này để tăng sản lượng kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp khác, do mức nền thấp, VDS kỳ vọng sản lượng tiêu thụ có thể tăng 43% so với cùng kỳ trong 2 quý cuối năm 2023.
Trung Quốc cấm xuất khẩu Ure, cổ phiếu DPM được kì vọng tăng trưởng trong quý 4 Ngành phân bón được kì vọng sẽ hưởng lợi trong quý 4/2023 khi Trung Quốc bất ngờ tạm dừng xuất khẩu Ure. |
3 cổ phiếu phân bón được kỳ vọng tăng hàng chục % trong ngắn hạn Một tín hiệu tích cực khác cho ngành phân bón đến từ kỳ vọng vào vụ thu hoạch đông xuân năm nay, khi sản lượng ... |
Chuẩn bị tăng vốn lên gần 20.000 tỷ đồng, cổ phiếu SSI "ngược dòng" hồi phục Công ty CP Chứng khoán SSI (HOSE: SSI) vừa có văn bản lấy ý kiến cổ đông với phương án phát hành cổ phiếu nhằm ... |
Mộng Diệp