Ngày 10/9, tập đoàn CS Wind (Hàn Quốc) công bố kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị điện gió tại Khu công nghiệp Đông Nam Á Long An với tổng vốn giai đoạn đầu gần 200 triệu USD. Đây là dự án hợp tác giữa CS Wind và Đồng Tâm Group, đánh dấu cú bắt tay quan trọng giữa hai tập đoàn lớn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Theo đó, Đồng Tâm Group sẽ cho CS Wind thuê 50 ha đất công nghiệp để xây dựng nhà máy sản xuất và bãi lắp ráp cho các thiết bị tháp gió ngoài khơi, trên bờ cùng các sản phẩm điện gió khác. Nhà máy dự kiến có công suất hàng chục ngàn đơn vị mỗi năm, với thiết bị siêu trọng từ 500 đến 4.000 tấn.
Long An đang trở thành điểm sáng trong thu hút đầu tư năng lượng tái tạo |
100% sản phẩm từ nhà máy sẽ xuất nhập khẩu thông qua Cảng Quốc tế Long An, với khối lượng hàng hóa ước tính từ 150.000 đến 200.000 tấn mỗi năm. Đây là dự án năng lượng tái tạo lớn, góp phần củng cố Long An như một trung tâm sản xuất thiết bị điện gió hàng đầu thế giới.
Trong những năm gần đây, Long An đã trở thành một điểm sáng đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời. Hiện tại, tỉnh có 8 nhà máy điện năng lượng mặt trời đã đi vào hoạt động, với các dự án nổi bật như BCG - Băng Dương tại Thạnh Hóa, TTC Đức Huệ 1, và Europlast tại Đức Huệ, với tổng công suất lên tới hàng trăm MWp.
BCG Energy cũng ghi dấu ấn mạnh mẽ với hai dự án lớn là BCG Long An 1 và BCG Long An 2. Dự án BCG Long An 1 có vốn đầu tư 1.088 tỷ đồng, là nhà máy điện mặt trời đầu tiên của tỉnh, đã hòa lưới điện quốc gia vào tháng 6/2019. BCG Long An 2 với công suất 100,5 MW và vốn đầu tư 96,1 triệu USD, hưởng giá FIT 7,09 cent/KWh trong 20 năm, cũng đã đi vào hoạt động, tiếp tục củng cố vị thế của Long An trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Ngoài các dự án điện mặt trời lớn, Long An còn phát triển mạnh mẽ các dự án điện mặt trời áp mái, với tổng công suất hàng trăm MWp. Công ty Điện lực Long An đã ký kết hợp đồng mua bán điện với hơn 2.500 khách hàng, đấu nối lưới điện trung và hạ áp, với tổng công suất gần 511 MWp.
Theo Sở Công thương Long An, giữa tháng 6/2024, tỉnh đã công bố thông tin về các dự án điện mới, bao gồm Nhà máy Điện mặt trời TTC Đức Huệ 2. Trong giai đoạn 2023-2030, Long An dự kiến tăng công suất nguồn điện mặt trời áp mái lên 153 MW, góp phần vào mục tiêu phát triển năng lượng sạch của tỉnh.
Việc thu hút các dự án năng lượng tái tạo lớn như của CS Wind và Đồng Tâm Group không chỉ quảng bá hình ảnh của Long An đến với cộng đồng quốc tế mà còn tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiềm năng khác tham gia. Ông Huỳnh Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An, cho biết tỉnh luôn cam kết đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi, minh bạch cho các doanh nghiệp.
Long An có tiềm năng kỹ thuật lớn để phát triển năng lượng tái tạo, với số giờ nắng trung bình từ 2.350-2.900 giờ/năm, cường độ bức xạ mặt trời từ 4,9-5,1 kWh/m2/ngày. Điều này giúp tỉnh trở thành địa điểm lý tưởng để phát triển các dự án điện mặt trời.
Tuy nhiên, bên cạnh tiềm năng, Long An cũng đối mặt với nhiều thách thức. Nhiều nhà đầu tư bày tỏ lo ngại về các thủ tục pháp lý phức tạp, đặc biệt là về đất đai và quy hoạch. Ông Nguyễn Ngọc Nhật, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hoàn Cầu Long An, cho biết, việc đồng bộ giữa quy hoạch điện và quy hoạch đất đai là điều kiện tiên quyết để các dự án được cấp phép. Ngoài ra, nhiều vùng đất ở Long An còn bị nhiễm phèn hoặc ngập nước, gây khó khăn cho việc triển khai các dự án quy mô lớn.
Mặc dù đối diện với thách thức, tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo tại Long An vẫn rất lớn, đặc biệt với các dự án điện mặt trời áp mái dự kiến lên đến 10.000 MW trong tương lai.
Lối đi nào cho 154 dự án điện mặt trời để tránh lãng phí? “Làm thế nào để tránh lãng phí nguồn lực đầu tư ở 154 dự án điện mặt trời sau khi khắc phục sai phạm?” là ... |
Điện Gia Lai (GEG): Sở hữu loạt dự án điện gió và mặt trời, gánh khối nợ gần 10 nghìn tỷ, trong đó Vietcombank chiếm quá nửa Trong danh sách 32 nhà máy điện gió và điện mặt trời được Bộ Công an điểm tên, có tới 3 nhà máy liên quan ... |
Chiến lược phát triển Bạc Liêu: Đột phá hạ tầng giao thông và năng lượng tái tạo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2021-2030 tập trung vào phát triển hạ tầng chiến lược, đặc biệt là hạ ... |
Tân An