Thị trường chứng khoán toàn cầu vừa có tuần tăng mạnh nhất trong 7 tuần gần đây nhưng vẫn khép lại tháng 8 với mức điều chỉnh ở nhiều thị trường lớn. Phủ bóng lên tâm trí nhà đầu tư trong phần lớn thời gian ở tháng 8 vừa qua là nỗi lo về lãi suất “cao hơn, lâu hơn” từ Fed, xu hướng tăng của lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ, bên cạnh đó là bức tranh ảm đảm về nền kinh tế Trung Quốc. Công cụ FedWatch của CME Group cho thấy nhà đầu tư dự báo xác suất 93% Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giữ lãi suất ở mức hiện tại vào cuộc họp chính sách tháng 9.
MBS nhận định, cơ hội để thị trường chinh phục đỉnh cũ hoặc có đỉnh cao mới đang ngày càng cao khi dòng tiền nội vẫn rất dồi dào. |
Thị trường chứng khoán trong nước khép lại tháng 8 bằng tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 1, đây cũng là tuần tăng thứ 2 liên tiếp của chỉ số VN-Index, đồng thời lấy lại ngưỡng tâm lý 1.200 điểm sau 2 tuần để mất và đang có nhiều cơ hội để vượt đỉnh tháng 8 (1.243 – 1.246 điểm). Thanh khoản toàn thị trường đạt trên ngưỡng tỷ USD trong tháng 8 vừa qua là nhân tố giúp thị trường nhanh chóng hồi phục sau tuần giảm mạnh 54 điểm (-4,4%).
Chỉ số VN-Index có thêm 40,68 điểm, tương đương tăng 3,44% để khép lại tháng 8 trên ngưỡng 1.224 điểm, đây cũng là tuần tăng thứ 2 liên tiếp của chỉ số này và cũng là tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 1. Đáng chú ý, thị trường tiếp tục hồi phục với thanh khoản ở mức cao bất chấp kỳ nghỉ lễ kéo dài chắn ngang. Mức tăng mạnh chủ yếu tập trung ở nhóm cổ phiếu Midcap (+5,99%), bên cạnh đó là nhóm Smallcap (+4,12%), trong khi nhóm bluechips (Vn30) chỉ có mức tăng đương với thị trường chung (+3,4%).
Nhóm cổ phiếu cảng biển nổi bật nhất trong tuần vừa qua nhờ: GMD (+13,38%), HAH (+10,86%), VSC (+6,21%),… Nhóm cổ phiếu bất động sản và chứng khoán vẫn rất đáng chú ý sau thông tin hỗ trợ liên quan mới việc Ngân hàng Nhà nước hoãn thi hành một số nội dung trong Thông tư 06/2023/TT-NHNN đã kích hoạt lực cầu bắt đáy nhóm cổ phiếu bất động sản.
Bên cạnh đó là thông tin theo kế hoạch hệ thống KRX sẽ tổ chức kiểm thử đợt cuối cùng trong tháng 11/2023 và dự kiến KRX hoàn thành công tác chuẩn bị hệ thống vào cuối tháng 12/2023 để sẵn sàng triển khai cũng hỗ trợ nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính phục hồi mạnh. Nhóm cổ phiếu chứng khoán, với CTS (+12,11%), SHS (+10,06%), HCM (+9,36%), MBS (+9,68%), VCI (+8,03%), VIX (+8,79%),… Nhóm cổ phiếu bất động sản cũng có mức tăng khá tốt với sự nổi bật ở các cổ phiếu dẫn dắt như: PDR (+12,22%), CII (+8,21%), DIG (+6,11%),... Trong khi đó nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng đồng loạt tăng điểm nhờ sự trở lại của: VCB (+3,36%), STB (+4,98%), CTG (+4,17%), EIB (+8,33% ),…
Thanh khoản toàn thị trường tăng 4,6% so với tuần trước đó, lên 23.800 tỷ đồng. Trong đó, thanh khoản khớp lệnh cũng tăng 6,4% đạt 21.700 tỷ đồng. Đây cũng là tuần thứ 8 liên tiếp thanh khoản thị trường luôn được duy trì trên ngưỡng 20.000 tỷ đồng/phiên. Theo thống kê, thanh khoản tháng 8 đang ở mức cao nhất kể từ đầu năm, đạt 25,668 tỷ đồng, tăng 21,2% so với tháng 7. Bình quân tháng 7 và tháng 8, thanh khoản đang cao hơn so với quý 2 khoảng 47,6%.
Khối ngoại mua ròng 1.000 tỷ đồng ở tuần vừa qua, lũy kế kể từ đầu năm khối ngoại bán ròng 2.928 tỷ đồng, khép lại tháng 8 cũng là tháng bán ròng thứ 5 liên tiếp của khối ngoại, tổng cộng họ bán ròng 9.890 tỷ đồng trên toàn thị trường. Đáng chú ý, các quỹ ETF vẫn bị rút ròng tuần thứ 5 liên tiếp với giá trị 29 triệu USD, lũy kế các quỹ ETF vẫn ở trạng thái hút ròng 69 triệu USD. Các quỹ ETF bị rút ròng trong tuần vừa qua: KIM (-10 triệu USD), Fubon (-13,69 triệu USD), Diamond (-12,74 triệu USD), …
Chứng khoán MBS đưa quan điểm, nhà đầu tư trở lại giao dịch sau kỳ nghỉ lễ kéo dài với kỳ vọng thị trường chinh phục thành công mức đỉnh tháng 8. Nhịp bắt đáy thành công sau phiên giảm hơn 55 điểm đang đem lại tỷ suất lợi nhuận khá cao với 2 tuần tăng liên tiếp, đặc biệt là tuần tăng mạnh trên diện rộng trước kỳ nghỉ lễ. Đây sẽ là “vùng đệm” giúp nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ trước các nhịp rung lắc khi thị trường tiệm cận vùng đỉnh cũ.
Do vậy, cơ hội để thị trường chinh phục đỉnh cũ hoặc có đỉnh cao mới đang ngày càng cao khi dòng tiền nội vẫn rất dồi dào và chứng khoán thế giới đang trong nhịp hồi nhờ kỳ vọng Fed sẽ giữ lãi suất ở mức hiện tại vào cuộc họp chính sách tháng 9.
Về kỹ thuật, chỉ số VN-Index đã có 4 tháng tăng liên tiếp và có nhiều cơ hội để hướng đến chuỗi tăng 5 tháng liền ở cuối năm 2020 và 2 nhịp tăng trong năm 2021. Tuần mới, thị trường sẽ có nhịp rung lắc nhẹ ở khu vực 1.228 – 1.232 điểm trước khi gặp thử thách chính ở vùng đỉnh cũ. Nhiều khả năng thị trường sẽ tiếp tục có tuần tăng trên diện rộng, nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng, thép, đầu tư công,… sẽ là các nhóm dẫn dắt giúp thị trường vượt qua các nhịp chốt lời hoặc rung lắc ở các cùng cản kỹ thuật. Bên cạnh đó, MBS cũng chú ý đến nhóm cổ phiếu có liên quan đến xuất khẩu như: cảng biển, thủy sản, dệt may, hóa chất,…
Tuần giao dịch ngay sau lễ 2/9, theo Công ty chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), trong ngắn hạn VN-Index có thể hướng tới vùng đỉnh cũ quanh 1.250 điểm trước khi tạo nền tích lũy mới trước ngưỡng cản mạnh 1.300 điểm, do đó nhà đầu tư ngắn hạn vẫn có thể bám sát để tham gia vào thị trường.
Về góc nhìn trung hạn, SHS nhận định uptrend của thị trường chưa bị phá vỡ và ở góc độ nào đó nhịp điều chỉnh mạnh vừa qua không thủng ngưỡng 1.150 điểm nên thị trường đã tích lũy lại và tạo nhịp tăng ngắn hạn trước khi đi vào vùng tích lũy mới, nhịp điều chỉnh mạnh còn cần thiết để thị trường rũ bỏ đeo bám trước ngưỡng cản mạnh 1.300 điểm (ngưỡng này không dễ để VN-Index vượt qua nếu tích lũy không đủ tốt) và trong trường hợp tích cực VN-Index vẫn có thể bùng nổ vượt 1.300 điểm nếu như nhịp tích lũy tiếp theo đủ tốt và chặt chẽ.
Tuy nhiên hiện tại còn quá sớm để dự báo xa, trước mắt thị trường sẽ hồi phục ngắn hạn và sau đó cần tạo thành khu vực tích lũy mới để tích lũy nội lực trước khi vượt cản mạnh.
Trong ngắn hạn, thị trường đang trong nhịp hồi phục sau điều chỉnh, tuy nhiên sẽ phải có giai đoạn tích lũy mới. Nhóm phân tích cho rằng, có rủi ro rung lắc khi VN-Index tiệm cận ngưỡng cản 1.250 điểm.
Dòng tiền sẽ trở lại nhưng VN-Index có thể xuất hiện nhịp điều chỉnh sau kì nghỉ lễ Kì nghỉ lễ 2/9 sắp kết thúc và thị trường chứng khoán sẽ mở cửa trở lại vào ngày 5/9. Sau kì nghỉ Quốc khánh ... |
VN-Index biến động ra sao sau kỳ nghỉ lễ? Quan sát 5 năm gần nhất, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn nghiêng về chiều hướng giảm điểm sau kỳ nghỉ lễ 2/9 với ... |
Nhận định chứng khoán tuần 5-8/9: Áp lực bán có thể gia tăng trong tuần sau lễ VN-Index ghi nhận tuần giao dịch phục hồi, tăng vượt lên trên khu vực 1.220 điểm với lực cầu gia tăng tốt giúp cho sắc ... |
Khánh Vân