Bộ này cho biết đã thanh toán 564,8 triệu USD cho trái phiếu eurobond đáo hạn năm 2022 và một khoản thanh toán 84,4 triệu USD cho trái phiếu eurobond đáo hạn năm 2042 bằng đồng USD - vốn được quy định ban đầu trong các thỏa thuận nợ.
Theo báo cáo, các khoản tiền đã được chuyển đến chi nhánh London của Citibank. Các khoản thanh toán được thực hiện vào tháng 4 và đã được gia hạn 30 ngày trước khi chính thức vỡ nợ vào ngày 4/5.
Sau tin tức trên từ Bộ Tài chính, trái phiếu chính phủ Nga đã tăng giá ngay vào chiều thứ Sáu. Nhưng những người theo dõi Moscow gần gũi như Timothy Ash, chiến lược gia thị trường mới nổi tại BlueBay Asset Management, không chắc liệu hành động này có còn giúp tránh được vỡ nợ hay không.
“Ủy ban CDS [ủy ban xem xét tín dụng phái sinh - đã ra phán quyết vỡ nợ nên điều này khá bất thường ... trái phiếu tăng mạnh ... thật điên rồ,” ông chia sẻ trong một ghi chú nhanh vào chiều thứ Sáu.
Tài sản bị đóng băng
Khoảng một nửa dự trữ ngoại tệ khổng lồ của Nga đã bị đóng băng bởi các biện pháp trừng phạt kinh tế trừng phạt do các cường quốc quốc tế áp đặt sau chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Ngày 4 /4, Nga đã thực hiện thanh toán cho hai trái phiếu chính phủ sẽ đáo hạn vào năm 2022 và 2042 bằng nội tệ thay vì bằng đồng USD như bắt buộc theo các điều khoản của hợp đồng.
Trong một tuyên bố gần đây, cơ quan xếp hạng Moody’s cho biết sự sai lệch này so với các điều khoản thanh toán trong các hợp đồng trái phiếu ban đầu có thể được coi là một sự vỡ nợ nếu không được khắc phục vào cuối thời gian gia hạn kéo dài một tháng, kết thúc vào ngày 4/5.
“Các hợp đồng trái phiếu không có quy định về việc hoàn trả bằng bất kỳ loại tiền tệ nào khác ngoài đồng USD. Mặc dù các trái phiếu euro phát hành sau năm 2018 cho phép theo một số điều kiện nhất định để hoàn trả bằng đồng rúp, nhưng các trái phiếu phát hành trước năm 2018 (bao gồm cả trái phiếu năm 2022 và 2042) hoặc không bao hàm điều khoản tiền tệ thay thế này hoặc chỉ cho phép thanh toán bằng các loại tiền tệ mạnh khác (Euro,bảng Anh, franc Thụy Sỹ), các nhà phân tích từ nhóm phân tích rủi ro nợ Chính phủ tại Moody's cho biết.
S&P Global Ratings cũng đã hạ xếp hạng tín dụng nợ nước ngoài của Nga xuống mức vỡ nợ có chọn lọc sau khoản thanh toán bằng đồng rúp thực hiện ngày 4/4.
Nỗ lực thanh toán bằng đồng rúp diễn ra sau khi Bộ Tài chính Mỹ từ chối vào đầu tháng 4 việc miễn trừ các khoản thanh toán của Nga cho các trái chủ nước ngoài bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ, một sự cho phép đặc biệt mà cơ quan này đã cấp vào tháng 3.
Động thái này đã ngăn cản Điện Kremlin thanh toán cho các trái chủ mặc dù Nga chó hơn 600 triệu USD dự trữ tại các tổ chức tài chính của Mỹ. Mục đích là buộc Nga phải sử dụng nhiều hơn kho dự trữ bằng đồng USD của riêng mình hoặc chấp nhận vỡ nợ nước ngoài lần đầu tiên trong hơn một thế kỷ qua.
Trong khi các lệnh trừng phạt đã đóng băng dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương Nga tại các ngân hàng Mỹ, Bộ Tài chính đã cho phép Moscow sử dụng các khoản tiền đó theo từng trường hợp để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán các coupon đối với khoản nợ bằng bằng đồng USD.
Nga dường như đã ngăn chặn một vụ vỡ nợ trái phiếu lịch sử vào tháng 3, khi hoàn thành khoản thanh toán lãi suất trị giá 117 triệu USD cho hai trái phiếu eurobond bằng đồng USD sau khi có suy đoán rằng nước này có thể đã cố gắng thanh toán bằng đồng rúp.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov vào thời điểm đó nói rằng bất kỳ vụ vỡ nợ nào cũng sẽ là "hoàn toàn là giả tạo" vì Nga có đủ tiền cần thiết để thực hiện các nghĩa vụ nợ nước ngoài của mình, song sẽ bị phương Tây ngăn cản bằng các lệnh cấm vận.
Nếu bị vỡ nợ thì đây sẽ là khoản nợ nước ngoài đầu tiên của Moscow kể từ cuộc Cách mạng Bolshevik năm 1917 và có thể gây ra những cuộc tranh cãi pháp lý.
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov nói với tờ báo thân Điện Kremlin Izvestia vào tháng trước rằng Nga sẽ có hành động pháp lý nếu buộc phải vỡ nợ bởi các lệnh trừng phạt.
(Nguồn: CNBC)