Cụ thể, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa có thông báo về việc đóng cửa phòng giao dịch Thanh Đa. Theo đó, từ ngày 25/8, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) Chi nhánh Tân Định chính thức chấm dứt hoạt động phòng giao dịch Thanh Đa trực thuộc chi nhánh. Quyết định được đưa ra dựa trên Công văn số 2092 của Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh TP.HCM về việc chấm dứt hoạt động phòng giao dịch Thanh Đa của SCB. Đồng thời, căn cứ theo Quyết định số 61 của Hội đồng quản trị SCB.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Ảnh: Internet |
Phòng giao dịch Thanh Đa có tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh Tân Định - Phòng giao dịch Thanh Đa và có địa chỉ tại số 774 (số cũ 632) Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.25, Q.Bình Thạnh, TP.HCM.
Trước đó, SCB chấm dứt hoạt động 3 phòng giao dịch trên địa bàn TP.HCM gồm Phòng giao dịch An Đông Plaza, Phòng giao dịch Trần Quang Khải và Phòng giao dịch Minh Khai.
Cụ thể, từ 14/7/2023, SCB chính thức chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch Minh Khai với tên giao dịch đầy đủ là Ngân hàng Thương mại CP Sài Gòn - Chi nhánh Cống Quỳnh - Phòng giao dịch Minh Khai. Phòng giao dịch Minh Khai, có địa chỉ tại số 316 - 318. đường Nguyễn Đình Chiểu, phường 04, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Từ 21/07/2023, SCB chính thức chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch An Đông Plaza và phòng giao dịch Trần Quang Khải. Trong đó, phòng giao dịch An Đông Plaza, có tên gọi đầy đủ là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh Sài Gòn - Phòng giao dịch An Đông Plaza. Phòng giao dịch An Đông Plaza, có địa chỉ tại Trung tâm thương mại An Đông Plaza, số 18 An Dương Vương, phường 09, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Phòng giao dịch Trần Quang Khải, có tên gọi đầy đủ là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh Tân Định - Phòng giao dịch Trần Quang Khải. Phòng giao dịch Trần Quang Khải, có địa chỉ tại số 170 Đường Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Vào đầu tháng 7/2023, SCB cũng đã phát đi thông cáo về việc chấm dứt hoạt động và giải thể 3 phòng giao dịch tại TP.HCM. Theo đó, căn cứ theo các công văn của Ngân hàng Nhà nước ngày 31/5/2023, SCB chấm dứt hoạt động và giải thể các phòng giao dịch Bàu Cát – chi nhánh Thống Nhất, phòng giao dịch Nhà Rồng – chi nhánh Sài Gòn và phòng giao dịch Cô Giang – chi nhánh Cống Quỳnh.
Trong đó, phòng giao dịch Bàu Cát và Nhà Rồng chấm dứt hoạt động từ ngày 30/6. Còn phòng giao dịch Cô Giang chấm dứt hoạt động từ ngày 7/7.
SCB cho biết, mọi quyền lợi và giao dịch của khách hàng tại các phòng giao dịch đã đóng cửa đều được đảm bảo thực hiện đầy đủ tại các điểm giao dịch khác của SCB.
Được biết, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) được thành lập ngày 26/12/2011 dựa trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank) và Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Theo đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2012. Tính đến 30/9/2021, tổng tài sản của SCB ghi nhận đạt 673.276 tỷ đồng, vốn điều lệ hơn 20.020 tỷ đồng, 239 điểm giao dịch phủ rộng trên khắp 28 tỉnh thành thuộc các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước.
Tháng 10/2022, Ngân hàng Nhà nước đưa SCB vào diện kiểm soát đặc biệt. Việc kiểm soát đặc biệt một tổ chức tín dụng là biện pháp nghiệp vụ nhằm kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tác động tiêu cực đến ngân hàng đó và hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung.
Từ vụ SCB, cảnh báo việc thông tin sai lệch trong xử lý khủng hoảng Tại hội nghị “Triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng TP HCM năm 2023” sáng 12/1, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm ... |
Vụ 'hô biến' tiền gửi ở SCB thành hợp đồng mua bảo hiểm: Manulife Việt Nam lỗ triền miên, nợ chồng chất Chiếm lĩnh thị phần không nhỏ bảo hiểm nhân thọ Việt Nam, doanh thu của Manulife Việt Nam tăng trưởng đều đặn trong những năm ... |
Cần sớm có phương án cơ cấu lại ngân hàng SCB Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương xây dựng phương án cơ cấu lại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). |
Minh Khôi