Trong những tuần đầu năm 2024, nhóm cổ phiếu ngân hàng đã trở thành "trụ cột" quan trọng giữ cho chỉ số VN-Index không giảm điểm. Tuy nhiên, tín hiệu chốt lời đã bắt đầu xuất hiện trong 3 tuần giao dịch gần nhất. Trong khi các mã CTG, MBB, HDB... còn tăng giá, một số cổ phiếu cùng ngành đã chịu áp lực bán ra qua đó gây sức ép đến thị trường chung. Câu hỏi được nhiều nhà đầu tư quan tâm hiện nay là: Sau ngân hàng, nhóm cổ phiếu nào sẽ trở thành tâm điểm?
Ảnh minh họa |
Theo ông Dương Hoàng Linh - Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán Sacombank (SBS) - trong bối cảnh thị trường bước vào giai đoạn phân hóa, ưu tiên vẫn là nhóm cổ phiếu đầu ngành thuộc VN30. Ngược lại, nhóm cổ phiếu mang tính đầu cơ cao và các doanh nghiệp đang có sự khó khăn với tình hình kinh doanh sẽ gặp áp lực bán lớn hơn trong giai đoạn này.
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Hồng Khanh - Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS) cho rằng, nhóm cổ phiếu ngân hàng dù đã có mức tăng mạnh 25-50% trong hơn 3 tháng qua song nhiều cổ phiếu vẫn còn định giá hấp dẫn. Thông thường sau giai đoạn bứt phá của nhóm cổ phiếu lớn thì nhóm các cổ phiếu ngân hàng tầm trung và nhỏ sẽ tiếp tục khởi sắc.
Ngoài ra, một số nhóm ngành tiếp tục chờ đợi bức phá trong năm nay với nhiều kỳ vọng ưu tiên hơn có thể kể như nhóm đầu tư công, bán lẻ, chứng khoán và bất động sản.
Trong khi đó, ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Phát triển năng lực đầu tư, Công ty Chứng khoán VPS đánh giá, hóa chất, cao su, thép, khu công nghiệp, dầu khí, kể cả nhóm tài chính vẫn là nhóm có nhiều cơ hội trong giai đoạn này cũng như cả năm 2024.
Với riêng nhóm dầu khí, nhiều triển vọng tích cực cũng được nêu ra trong đó: Dự phóng giá dầu ổn định trong năm 2024; hoạt động tại khâu khai thác thượng nguồn trong nước sẽ tích cực (nhờ nhiều dự án quan trọng đã nhận được quyết định triển khai, giá dầu ổn định trên 70 USD/thùng sẽ kích thích các hoạt động tìm kiếm, khai thác và Luật Dầu khí sửa đổi tiếp tục phát huy vai trò); các dự án quan trọng đều được tháo gỡ trong năm 2023.
Còn các chuyên gia của VinaCapital thì cho rằng, việc tìm kiếm lợi nhuận vượt trội so với thị trường chứng khoán tổng thể đòi hỏi sự lựa chọn khéo léo về ngành và cổ phiếu. Các ngành hiện tại mà VinaCapital ưa chuộng là: công nghệ thông tin, một số ngân hàng, nhà phát triển bất động sản (trừ VHM), doanh nghiệp hàng tiêu dùng không thiết yếu và công ty chứng khoán.
Trong đó, công ty tiêu dùng sẽ hưởng lợi từ sự phục hồi đang tiếp diễn trong chi tiêu tiêu dùng ở Việt Nam. Do đó, tập đoàn này kỳ vọng lợi nhuận của các công ty tiêu dùng niêm yết sẽ hồi phục từ mức giảm 22% trong năm 2023 lên tăng 33% trong năm 2024.
Đối với các nhà phát triển bất động sản sẽ hưởng lợi từ sự phục hồi khiêm tốn trong hoạt động phát triển bất động sản ở Việt Nam trong năm nay và dự kiến sẽ dẫn đến sự phục hồi trong lợi nhuận của ngành từ mức giảm 51% lên tăng 109% trong năm 2024.
Thị trường chứng khoán ngày 19/2/2024: Thông tin trước giờ mở cửa Khai xuân thuận lợi, VN-Index lấy lại mốc quan trọng 1.200 điểm; Cổ phiếu PEG nối dài chuỗi ngày bị cảnh báo; Trần Phú Cable ... |
Thị giá DDG "lao dốc" thẳng đứng, Indochine IMEX đang hứng chịu "làn sóng" thoái vốn Trong vòng 1 tháng gần đây, 3 thành viên HĐQT của Indochine IMEX có động thái thoái vốn tại doanh nghiệp này với tổng cộng ... |
Con gái bầu Đức kịp bán thành công 2 triệu cổ phiếu HAG trước nhịp giảm sâu Bà Đoàn Hoàng Anh - con gái ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT HAG công bố đã bán thành công 2 triệu cổ phiếu ... |
Linh Đan