Nghị định 146/2024/NĐ-CP về tái cơ cấu Ngân hàng Nhà nước sẽ có hiệu lực từ 5/1/2025

08/11/2024 - 00:45
(Bankviet.com) Ngày 6/11, Chính phủ ban hành Nghị định số 146/2024/NĐ-CP, tái cơ cấu Ngân hàng Nhà nước với việc sáp nhập các vụ và bổ sung Cục Phòng, chống rửa tiền. Nghị định cũng củng cố cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, phân tách chức năng phòng, chống rửa tiền và điều chỉnh quyền hạn trong quyết định thanh tra.

Ngày 6/11/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 146/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12/12/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 7/4/2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 43/2019/NĐ-CP ngày 17/5/2019. Nghị định sẽ có hiệu lực từ ngày 5/1/2025.

Nghị định 146/2024/NĐ-CP về tái cơ cấu Ngân hàng Nhà nước sẽ có hiệu lực từ 5/1/2025

Sáp nhập các vụ và bổ sung Cục phòng chống rửa tiền

Theo Nghị định số 146/2024/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước tiến hành sáp nhập Vụ Dự báo, Thống kê và Vụ ổn định tiền tệ - Tài chính thành Vụ Dự báo, thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính. Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước bổ sung Cục phòng chống rửa tiền, nâng cao khả năng giám sát và tuân thủ cam kết quốc tế trong phòng, chống rửa tiền.

Cơ cấu tổ chức mới của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bao gồm: Vụ Chính sách tiền tệ; Vụ Quản lý ngoại hối; Vụ Thanh toán; Vụ Tín dụng các ngành kinh tế; Vụ Dự báo, thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Kiểm toán nội bộ; Vụ Pháp chế; Vụ Tài chính - Kế toán; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Truyền thông; Văn phòng; Cục Công nghệ thông tin; Cục Phát hành và kho quỹ; Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước; Cục Phòng, chống rửa tiền; Cục Quản trị; Sở Giao dịch; Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Viện Chiến lược ngân hàng; Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam; Thời báo Ngân hàng; Tạp chí Ngân hàng; Học viện Ngân hàng.

Tái cấu trúc thanh tra, giám sát ngân hàng

Nghị định số 146/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 6 Nghị định số 26/2014/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 43/2019/NĐ-CP về hệ thống tổ chức của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng. Theo đó, Nghị định này cũng bổ sung Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Cơ quan Thanh tra, Giám sát ngân hàng, nâng cấp quyền hạn của cơ quan này trong các hoạt động thanh tra, giám sát hệ thống ngân hàng.

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng không còn thực hiện nhiệm vụ về phòng, chống rửa tiền và phòng, chống tài trợ khủng bố. Nhiệm vụ này được chuyển giao cho Cục Phòng, chống Rửa tiền.

Cũng theo Nghị định số 146/2024/NĐ-CP, cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng gồm các Vụ, Cục, Văn phòng (gọi chung là các đơn vị thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).

Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng được ra quyết định thanh tra đối với các đối tượng thanh tra ngân hàng được giao (trừ các cuộc thanh tra do Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng ra quyết định thanh tra theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định này), thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Ông Lại Hữu Phước được bổ nhiệm Quyền Chánh Thanh tra, Giám sát NHNN

Đại diện Ngân hàng Nhà nước, Phó Thống đốc Phạm Quang Dũng vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Lại Hữu Phước giữ Quyền ...

Quy định mới về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước: Tối ưu quyền lợi cho người gửi tiền

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sẽ triển khai quy định mới về lãi suất từ ngày 20/11/2024 nhằm bảo vệ quyền lợi người ...

NHNN dự thảo Thông tư quy định điều kiện sáp nhập và hợp nhất tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang soạn thảo Thông tư quy định chi tiết về điều kiện, hồ sơ và thủ tục sáp nhập, ...

Anh Vũ

Anh Vũ

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán