Việc rút bảo hiểm xã hội 1 lần sẽ mang lại cho người tham gia cái lợi trước mắt, có 1 số tiền lớn để trang trải nhu cầu hiện tại. Tuy nhiên về lâu dài, nhận BHXH 1 lần sẽ là thiệt thòi lớn cho người lao động. Bởi:
Ảnh: Internet |
Người lao động sẽ không được cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm do số tiền BHXH 1 lần sẽ được tính dựa trên thời gian đóng mới gần nhất. Với những người đóng gián đoạn, không liên tục, rút BHXH 1 lần sẽ mất đi khoản tiền của các giai đoạn đóng trước đó. Đây là một thiệt thòi lớn cho người quyết định nhận trợ cấp BHXH 1 lần.
Người tham gia nhận bảo hiểm xã hội 1 lần sẽ mất đi cơ hội được nhận lương hưu, mất đi nguồn thu nhập trong tương lai khi không còn sức lao động. Hơn nữa, trong tương lai, khi khi lạm phát, chi phí tiêu dùng tăng, mức lương hưu sẽ được điều chỉnh phù hợp để đảm bảo người lao động có cuộc sống ổn định. Nếu rút BHXH 1 lần, người tham gia sẽ không có nguồn hỗ trợ lương hưu hàng tháng, rủi ro tài chính về sau này.
Trường hợp người lao động mất đi, thân nhân NLĐ được hưởng các khoản trợ cấp mai táng và tử tuất. Nếu tất toán bảo hiểm xã hội 1 lần, người lao động sẽ mất đi các quyền lợi đi kèm lương hưu này.
Trên đây là các thông tin về chính sách rút bảo hiểm xã hội 1 lần. Có thể nói, chính sách bảo hiểm xã hội 1 lần cho phép người lao động linh hoạt lựa chọn giải pháp tài chính phù hợp với điều kiện sức khỏe, kinh tế của bản thân và gia đình.
Tuy nhiên, rút bảo hiểm xã hội 1 lần sớm, có nghĩa là bạn đã tách bản thân ra khỏi chính sách an sinh xã hội, mất đi nhiều quyền lợi và lợi ích trong tương lai. Về lâu dài rút BHXH 1 lần sẽ không có lợi cho người lao động. Vì thế, người lao động cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định có nên rút bảo hiểm 1 lần hay không.
Để được nhận tiền bảo hiểm xã hội 1 lần, người lao động cần chuẩn bị các giấy tờ cơ bản sau:
* Sổ bảo hiểm xã hội và các tờ rời (Bản gốc).
* Đơn đề nghị rút bảo hiểm xã hội 1 lần, theo mẫu Mẫu số 14 – HSB (Bản gốc).
* Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (Bản gốc và phô tô để đối chiếu).
* Sổ hộ khẩu hoặc tạm trú (Bản gốc để đối chiếu).
* Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền do phòng công chứng thực hiện theo quy định (Trường hợp ủy quyền người khác lấy hộ).
Ngoài các giấy tờ trên, tùy từng trường hợp mà hồ sơ nhận bảo hiểm xã hội 1 lần có thể bổ sung thêm:
* Trường hợp người lao động đi định cư ở nước ngoài: Giấy tờ định cư nước ngoài.
* Trường hợp người lao động mắc các bệnh lý theo quy định: Giấy khám bệnh do cơ quan chức năng cấp.
* Trường hợp người tham gia BHXH bị tai nạn mất sức lao động: Xác nhận suy giảm sức khỏe lao động trên 81%.
Trình tự nộp hồ sơ hệ thống bảo hiểm xã hội 1 lần:
Bước 1: Nộp hồ sơ. Người lao động có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan BHXH tại địa phương hoặc nộp qua bưu điện.
Bước 2: Cơ quan chức năng tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.
Bước 3: Trả kết quả, bổ sung thêm giấy tờ nếu thiếu.
30 tuổi nên mua bảo hiểm gì? Ở độ tuổi 30 là cột mốc quan trọng khi chúng ta đủ khả năng tài chính để sở hữu ít nhất một hợp đồng ... |
Bảo hiểm Nhân thọ AIA Việt Nam có tân Tổng Giám đốc Mới đây, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ AIA Việt Nam (AIA Việt Nam) vừa quyết định bổ nhiệm ông Andrew Loh làm Tổng ... |
3 loại tiền lương quan trọng sẽ tăng sau cải cách tiền lương từ 1/7/2024 3 loại tiền lương quan trọng gồm lương công chức, lương hưu, lương tối thiểu sẽ tăng từ ngày 1/7/2024 theo Nghị quyết 27-NQ-TW năm ... |
Thiên Ân