Nhạc sĩ Quốc Dũng - tác giả "Gánh hàng rong" qua đời Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn- 22 năm rời xa cõi tạm |
Tang lễ nhạc sĩ Tôn Thất Lập sẽ diễn ra sáng 28/7, lễ động quan dự kiến vào ngày 30/7, sau đó, ông được an táng tại Nghĩa trang TP. Hồ Chí Minh.
Nhạc sĩ Tôn Thất Lập sinh năm 1942 ở Đà Nẵng, lớn lên tại Huế. Những năm cuối thập niên 1960, thời kỳ nổi lên phong trào phản chiến của học sinh, sinh viên, nhạc sĩ Tôn Thất Lập hoạt động sôi nổi, có những ca khúc ảnh hưởng đến nhiều thế hệ thanh niên trong nước như: Hát cho dân tôi nghe, Hát cho quê hương, hợp xướng Hát cho dân tôi nghe, Lúa reo trên khắp cánh đồng.
Nhạc sĩ Tôn Thất Lập |
Năm 1973 nhạc sĩ Tôn Thất Lập sang Pháp du học và tham gia Đại hội sinh viên Việt Nam hải ngoại tại Paris (Pháp) năm 1974. Ông từng có thời gian ra Bắc học tại Nhạc viện Hà Nội rồi quay vào Nam làm công tác văn hóa của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Thời bình, ông công tác tại Sở Văn hóa - Thông tin TP.Hồ Chí Minh. Nhạc sĩ tốt nghiệp thạc sĩ đại học Văn hóa Hà Nội, từng là Phó Chủ tịch Hội âm nhạc TP.Hồ Chí Minh, Hội nhạc sĩ Việt Nam.
Năm 2022, ở tuổi 80, nhạc sĩ Tôn Thất Lập có chương trình Hát cho dân tôi nghe - nhìn lại sự nghiệp hơn nửa thế kỷ sáng tác của ông, tại Nhà hát Truyền hình TP.Hồ Chí Minh.
Những năm 2000, giai đoạn có nhiều bài hát mới, nhạc sĩ từng nói về quan niệm sáng tác rằng sáng tạo là tự giải phóng bản thân, ngay cả những tác phẩm đặt hàng cũng phải tìm tòi, lấy đó làm cơ hội để tìm cái mới. Nếu đặt hàng mà viết không được thì thôi chứ không làm theo kiểu trả nợ. Sự sáng tạo phải đặt lên hàng đầu.
Tiếc thương người nhạc sĩ tài ba, nhạc sĩ Trương Quang Lục - tác giả ca khúc Vàm Cỏ Đông chia sẻ, Tôn Thất Lập là một trong những nhạc sĩ đi đầu khi sáng tác cổ vũ cho phong trào phản chiến mang tên Hát cho đồng bào tôi nghe.
Bảo Thoa