Sau khi chịu áp lực giảm điểm và đóng cửa ở mức thấp nhất trong phiên trước đó, VN-Index với lực cầu mạnh trở lại đã giúp chỉ số này phục hồi và bật tăng trong ngày 24/8. Chốt phiên, VN-Index tăng gần 17 điểm tương ứng hơn 1,44% và dừng chân tại mốc 1.189 điểm. Thanh khoản khớp lệnh tăng hơn 20,1% so với phiên trước khi đạt hơn 851 triệu đơn vị, tương ứng với 17.092 tỷ đồng về giá trị.
Trên góc nhìn của chuyên gia Duy Phạm (Công ty chứng khoán VNDirect), có 6 nguyên nhân chính khiến VN-Index "lao dốc" mạnh vào phiên 18/8 của tuần trước tạo tâm lý lo sợ cho nhà đầu tư: Thứ nhất, thị trường đã tăng một mạch hơn 200 điểm mà chưa nghỉ nhịp nào đủ lớn. Thứ hai, các tin tức hỗ trợ đã hết như báo cáo tài chính quý 2, tin về lãi suất, vĩ mô, VinFast… Thứ ba, thị trường đã phản ánh tích cực so với kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp và điều kiện kinh tế. Thứ tư là Fed vẫn giữ quan điểm duy trì lãi suất cao trong thời điểm này. Thứ năm, rủi ro hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc Evergreen nộp đơn bảo hộ phá sản. Thứ sáu, một số công ty chứng khoán cắt giảm margin đúng thời điểm nhạy cảm vào phiên đáo hạn tuần trước, một số nhà đầu tư vay margin cao rất nhiều khi thị trường hơi “có biến”, tất cả kho margin được kích hoạt bán ra bảo toàn tài khoản chủ khiến việc bán tháo quyết liệt.
Theo ông Duy Phạm, hiện nay lực cầu bên ngoài chờ mua mạnh, lực cầu này do dòng tiền thông minh chờ mua lúc giảm giá mạnh nhất. Trong phiên thứ 6 (ngày 18/8) chỉ là một pha rũ margin và tiền vay kho margin của các nhà đầu tư. Sau khi rũ xong, thị trường trở nên thanh thoát hơn và áp lực điều chỉnh đã được cởi bỏ.
Về xu hướng thị trường, hiện nay thị trường vẫn đang trong giai đoạn uptrend trong trung và dài hạn, nhịp vừa rồi là nhịp điều chỉnh dựa trên các yếu tố như câu chuyện lãi suất rẻ, tiền gửi lãi suất cao đến hạn nhiều, nhà đầu tư chốt lời xong đều cơ hội mua lại giá rẻ và cuối cùng là các cơ sở kinh doanh bắt đầu hoạt động tốt hơn.
Theo đó, chuyên gia VNDirect đưa ra hai kịch bản cho VN-Index:
Trong kịch bản một, VN-Index giống với thời điểm tháng 10/2020, khi đó thị trường có giai đoạn tăng giá dài và sau đó điều chỉnh rất mạnh. Tuy nhiên, khi đó có điểm chung so với đợt điều chỉnh vừa qua là VN-Index tiếp cận đường MA50 nhanh và đến phiên thứ hai, thứ ba ngay lập tức đã ổn định lại, tích lũy dần và tiếp tục đi lên.
Kịch bản hai, thị trường sẽ có giai đoạn giống thời điểm tháng 1/2021, khi đó thị trường điều chỉnh, hồi phục vài phiên và đi xuống dưới đường MA50.
Theo chuyên gia, xác xuất VN-Index đang đi theo kịch bản một là cao hơn vì hiện tại, thị trường trong nhịp điều chỉnh thì có cổ phiếu chứng khoán tiếp tục tăng giá, cổ phiếu bất động sản cũng đang rất rực rỡ…
Nếu xày ra kịch bản hai thì VN-Index còn một nhịp giảm nữa và cần thời gian tích lũy khoảng 2-3 tháng mới lên được. Hiện tại, thị trường trong nhịp điều chỉnh thì có cổ phiếu chứng khoán tiếp tục tăng giá, cổ phiếu bất động sản cũng đang rất rực rỡ…
Về chiến lược giao dịch, nhà đầu tư nên tập trung nhóm cổ phiếu chứng khoán và bất động sản… Ở nhóm chứng khoán đang có nhiều lợi thế như thanh khoản thị trường, hệ thống KRX, margin-tự doanh tốt hơn. Bên cạnh đó, khi thị trường đi lên, các công ty chứng khoán cũng thuận lợi phát hành nâng cao năng lực vốn.
Về góc nhìn kỹ thuật, CTCK Vietcombank - VCBS cho rằng VN-Index đóng cửa hình thành một nến tăng điểm với chiều dài không chênh lệch nhiều so với phiên giảm điểm hôm qua. Nhìn chung, mức độ biến động trong những phiên gần đây vẫn là khá lớn, cho thấy xu hướng hiện tại vẫn là chưa rõ ràng nhưng đã xuất hiện một số tín hiệu tích cực hơn trong phiên hôm nay. Cụ thể là thanh khoản đã có sự cải thiện tích cực, cho thấy lực cầu chủ động đang hấp thụ khá tốt lượng cung cổ phiếu của nhà đầu tư, đi cùng với chỉ báo RSI đã bắt đầu bật lên và gần chạm 50. Nếu chỉ số sẽ tiếp tục xu hướng tích lũy trong vùng 1.180 – 1.200 điểm trong một vài phiên tới với thanh khoản cải thiện hơn nữa thì xu hướng tiếp theo có thể sẽ là một nhịp hồi phục tích cực về quanh vùng đỉnh cũ 1.230 – 1.250 điểm.
Diễn biến phân hóa trong những phiên gần đây cũng như phiên hôm nay tiếp tục cho thấy cơ hội lướt sóng ngắn hạn ở khá nhiều cổ phiếu dù chỉ số chung điều chỉnh giảm. Mặc dù vậy, VCBS cũng cho rằng, nhà đầu tư không nên giải ngân mới với tỷ trọng quá cao trong giai đoạn này để quản trị rủi ro và đề phòng ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường chung trong trường hợp xu hướng giảm bất ngờ quay trở lại trong những phiên tới. Đồng thời, nhà đầu tư cũng cần bám sát diễn biến thị trường để kịp thời cơ cấu danh mục nếu thị trường bất ngờ đảo chiều quay lại xu hướng giảm.
Về phần mình, CTCK KB Việt Nam - KBSV nhận định, VN-Index tăng điểm với biên độ mở rộng dần về cuối phiên. Áp lực bán suy yếu kết hợp với ngưỡng hỗ trợ quanh 117x cho phản ứng giúp chỉ số có một phiên tăng điểm tích cực.
Mặc dù vậy, VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang, tăng giảm đan xen trong phiên tiếp theo trước khi thiết lập một xu hướng rõ ràng hơn. NĐT được khuyến nghị bán hạ tỷ trọng trong các nhịp hồi sớm và chỉ gia tăng mua trở lại trong các nhịp điều chỉnh về quanh các vùng hỗ trợ.
Nhận định chứng khoán ngày 22/8: Thị trường tích lũy trong biên độ hẹp Đà giảm của VN-Index đã chững lại trong phiên 21/8. Sau một ngày giằng co tại ngưỡng 1.175 điểm, chỉ số đóng cửa tại mốc ... |
Nhận định chứng khoán ngày 23/8: Hạn chế sử dụng đòn bẩy Thị trường tiếp tục có phiên biến động mạnh khi có thời điểm VN-Index giảm 30 điểm nhưng cuối ngày đóng cửa tăng nhẹ trên ... |
Nhận định chứng khoán ngày 24/8: VN-Index tiếp tục điều chỉnh ngắn hạn Sau những nỗ lực tăng điểm bất thành đầu phiên sáng 23/8, VN-Index dần suy yếu và đảo chiều với biên độ giảm điểm về ... |
Hồng Quân