Ngày 5/4, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) thông báo đưa cổ phiếu DLG của Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (HOSE: DLG) vào diện kiểm soát. Lý do vì lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính kiểm toán 2 năm gần nhất (2022-2023) của công ty là số âm, thuộc diện chứng khoán bị kiểm soát theo quy định.
Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023, Tập đoàn Đức Long Gia Lai ghi nhận doanh thu thuần 1.122 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2022. Trong khi đó, giá vốn hàng bán và chi phí lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp quá cao dẫn đến khoản lỗ ròng 578 tỷ đồng. Trước đó, vào năm 2022, doanh nghiệp này cũng đã lỗ hơn 1.200 tỷ đồng.
Tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản của Đức Long Gia Lai giảm 9% so với đầu năm, đạt 5.051 tỷ đồng. Đặc biệt, tập đoàn vẫn có khoản tiền mặt lên tới 194 tỷ đồng.
Nợ phải trả của doanh nghiệp cao hơn 22 tỷ đồng so với đầu năm 2023, ở mức 4.524 tỷ đồng bao gồm vay nợ ngắn hạn và vay nợ dài hạn lần lượt là 1.128 tỷ đồng và 1.682 tỷ đồng. Nợ trái phiếu đến hạn trả lên tới 432 tỷ đồng.
Liên quan đến khoản nợ trái phiếu, trong báo cáo gửi đến Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội mới đây, cuối năm 2023, Đức Long Gia Lai cho biết chỉ thanh toán được 45,5 tỷ đồng cho lô trái phiếu có mã 30122017-01 trong khi thực tế số tiền phải trả cho trái chủ gồm gốc và lãi lần lượt là 117 tỷ đồng và 80 tỷ đồng trong năm 2023.
Nguyên nhân chậm trễ mà Tập đoàn đưa ra là do tình hình sản xuất kinh doanh thời gian qua gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh. Cùng với lý do như trên, hồi năm 2022, Đức Long Gia Lai cũng chỉ thanh toán được 5 tỷ đồng tiền gốc.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu DLG trong tháng 3 vừa qua cũng chỉ lình xình ở mức 2.200 - 2.300 đồng/cổ phiếu. Đóng cửa phiên 5/4, cổ phiếu DLG giảm sàn về 2.120 đồng/cp, tương ứng mất 73% thị giá sau 2 năm.
Cổ phiếu DLG trong tháng 3 vừa qua cũng chỉ lình xình ở mức 2.200 - 2.300 đồng/cổ phiếu |
Trong quá khứ, hồi đầu năm 2022, cổ phiếu DLG đã từng có mức giá 10.000 đồng/cổ phiếu nhưng chỉ duy trì được khoảng 1 tháng thì bắt đầu lao dốc, đến giữa tháng 11/2022 xuống mức thấp nhất là 1.500 đồng/cổ phiếu.
Đến ngày 16/11/2022, cổ phiếu DLG một lần nữa "dậy sóng" trở lại khi tăng kịch trần lên mức 2.600 đồng/cổ phiếu sau khi Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng ban hành quyết định hủy quyết định mở thủ tục phá sản đối với Tập đoàn này do doanh nghiệp không mất khả năng thanh toán, chưa lâm vào tình trạng phá sản và có thiện chí trả nợ.
Cụ thể, DLG khẳng định công ty không bị mất khả năng thanh toán và có tổng tài sản gần 6.000 tỷ đồng. Nguồn tài chính đủ khả năng trả nợ cho các đối tác, khách hàng, ngân hàng từ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công nợ phải thu từ các đối tác.
"Tập đoàn Đức Long Gia Lai là công ty đại chúng. Cổ phiếu được niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE với gần 50.000 cổ đông và vẫn đang hoạt động bình thường theo đúng các quy định pháp luật hiện hành. Công ty có tài sản trên 10.000 tỷ đồng và nguồn tài chính đủ khả năng trả nợ cho các đối tác, khách hàng từ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nợ phải thu khá lớn từ các đối tác, khách hàng".
DLG nhận định số nợ của Lilama 45.3 là rất nhỏ so với tổng tài sản của Đức Long Gia Lai. Hiện nay, công ty đang thực hiện việc trả nợ dần cho Lilama 45.3 theo quyết định thi hành án nên Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai ra quyết định mở thủ tục phá sản là không đúng với quy định" - DLG cho biết.
Cổ phiếu SMC nhận cùng lúc 2 quyết định "không vui" từ HOSE Công bố báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán với lợi nhuận âm 2 năm liên tiếp, Đầu tư Thương mại SMC cùng ... |
Khó khăn tứ bề, XNK Thủy sản Miền Trung (SPD) lại nhận thêm tin "kém vui" Giữa lúc gặp vô vàn khó khăn trong hoạt động kinh doanh, mới đây cổ phiếu SPD của Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy ... |
Cổ đông Đầu tư LDG đón tin vui Dù ra khỏi diện kiểm soát song LDG vẫn nằm trong diện cổ phiếu cảnh báo và bị cắt margin trên sàn HoSE. |
Linh Đan