Các số liệu thương mại của Trung Quốc theo sau một loạt dữ liệu lạc quan cho thấy các biện pháp hỗ trợ của Bắc Kinh đã giúp thúc đẩy sự phục hồi, mặc dù cuộc khủng hoảng tài sản kéo dài và nhu cầu toàn cầu yếu vẫn tiếp tục cản trở các nhà hoạch định chính sách khi bước sang năm 2024.
Cụ thể, xuất khẩu giảm 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái, nhanh hơn mức giảm 6,2% trong tháng 9 và tệ hơn mức giảm 3,3% dự kiến trong cuộc thăm dò của Reuters. Nhập khẩu tăng 3%, vượt dự báo về mức giảm 4,8% và dao động từ mức giảm 6,2% trong tháng 9. Nhập khẩu chấm dứt 11 tháng giảm liên tiếp.
Chu Hảo, chuyên gia kinh tế tại Guotai Junan International, cho biết: “Những con số này trái ngược với kỳ vọng của thị trường. Dữ liệu xuất khẩu tồi tệ có thể ảnh hưởng đến niềm tin của thị trường vì chúng tôi đã kỳ vọng chuỗi cung ứng xuất khẩu sẽ phục hồi”.
“Sự cải thiện đáng kể trong nhập khẩu có thể đến từ nhu cầu trong nước ngày càng tăng, đặc biệt là nhu cầu bổ sung hàng tồn kho.”
Đồng nhân dân tệ và chứng khoán Trung Quốc giảm sau dữ liệu này, củng cố mối lo ngại của thị trường về sự phục hồi mong manh và không đồng đều.
Chỉ số quản lý mua hàng chính thức của Trung Quốc tuần trước cho thấy cả đơn đặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu mới đều giảm trong tháng thứ tám liên tiếp trong tháng 10, cho thấy các nhà sản xuất đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm người mua ở nước ngoài và đặt hàng ít linh kiện hơn.
Xu Tianchen, chuyên gia kinh tế cấp cao của Economist, cho biết: “Do thị trường điện tử toàn cầu đang trên đà phát triển, được khẳng định bởi hoạt động xuất khẩu của Hàn Quốc và Việt Nam, thì dữ liệu xuất khẩu kém của Trung Quốc cho thấy nhu cầu yếu ở các hạng mục khác, chẳng hạn như hàng hóa Giáng sinh và hàng may mặc”.
Nhập khẩu dầu thô tháng 10 của Trung Quốc cao hơn 13,52% so với một năm trước, tăng nhẹ so với mức tăng trưởng của tháng 9. Nhập khẩu đậu nành tăng 25% nhờ giá rẻ và nguồn cung dồi dào từ Brazil.
Thương mại với các đối tác lớn của Trung Quốc tiếp tục giảm, với xuất khẩu sang Đông Nam Á, đối tác thương mại lớn nhất của nước này, giảm 15,1%.
Tuy nhiên, thương mại với Australia là một ngoại lệ, trong bối cảnh mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Canberra được cải thiện. Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã thu hẹp rào cản thương mại đối với xuất khẩu lúa mạch và rượu vang của Australia.
Xuất khẩu sang Australia tăng 5,9% trong tháng 10 trong khi nhập khẩu từ quốc gia giàu tài nguyên này tăng 12%.
Nhập khẩu cao hơn của Trung Quốc đã thu hẹp thặng dư thương mại tổng thể xuống còn 56,53 tỷ USD trong tháng 10 từ mức 77,71 tỷ USD trong tháng 9, thấp hơn mức dự báo là 82 tỷ USD.
Các nhà phân tích cho rằng còn quá sớm để biết liệu hỗ trợ chính sách gần đây có đủ để thúc đẩy nhu cầu trong nước hay không, khi tài sản, thất nghiệp và niềm tin kinh doanh và hộ gia đình yếu kém đang đe dọa làm suy yếu sự phục hồi bền vững.
Dữ liệu tuần trước cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc bất ngờ giảm sút trong tháng 10, làm phức tạp thêm nỗ lực phục hồi tăng trưởng của các nhà hoạch định chính sách.
Julian Evans-Pritchard, người đứng đầu bộ phận Kinh tế Trung Quốc tại Capital Economics, cho biết: “Các thước đo về đơn đặt hàng nước ngoài cho thấy nhu cầu nước ngoài giảm đáng kể hơn so với những gì được quan sát cho đến nay trong dữ liệu hải quan”.
“Chúng tôi dự đoán hầu hết các nền kinh tế phát triển sẽ trải qua suy thoái nhẹ hoặc tăng trưởng GDP yếu trong thời gian tới, điều này sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu hàng hóa nước ngoài của họ.”
IMF nâng dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây đã nâng dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2023 của Trung Quốc ... |
Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11: Dầu thô bị bán tháo, giá đồng trượt đỉnh một tháng sau dữ liệu kinh tế toàn cầu suy yếu Trên thị trường hàng hóa phiên hôm qua, triển vọng nhu cầu nhiên liệu và nguyên liệu bị che mờ bởi tin tức thâm hụt ... |
Thâm hụt thương mại tháng 9 của Mỹ lên 61,5 tỷ USD Thâm hụt thương mại của Mỹ đã tăng gần 5% trong tháng 9 lên 61,5 tỷ USD, nhưng vẫn gần mức thấp nhất trong 3 ... |
Mộc Trà