Phiên giao dịch sáng ngày 21/10 khép lại với chỉ số VN-Index tăng 1,97 điểm (+0,15%) lên 1.287,43 điểm. Tuy nhiên, thị trường vẫn trong trạng thái "xanh vỏ đỏ lòng" với 121 mã tăng, 207 mã giảm và 81 mã tham chiếu. Thanh khoản trên sàn HOSE đạt hơn 233,5 triệu cổ phiếu, với giá trị giao dịch đạt 5.404 tỷ đồng.
![]() |
Trong khi đó, HNX-Index giảm 0,98 điểm (-0,43%) xuống còn 228,22 điểm, với 48 mã tăng và 78 mã giảm. Khối lượng giao dịch trên HNX đạt 20 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 327 tỷ đồng. UPCoM-Index cũng ghi nhận mức giảm 0,24 điểm (-0,26%), dừng tại 92,46 điểm, với 91 mã tăng và 111 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 11,4 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 161 tỷ đồng.
10h30: VN-Index ghi nhận mức giảm nhẹ 0,3 điểm, giao dịch quanh ngưỡng 1.285 điểm. Trong khi đó, HNX-Index giảm 1,08 điểm, dừng tại 228 điểm. Sắc đỏ chiếm ưu thế trong rổ VN30 với nhiều cổ phiếu lớn chịu áp lực bán mạnh như MWG, TCB, VJC và ACB. Các mã này lần lượt lấy đi từ 0,4 đến 0,58 điểm khỏi chỉ số VN30-Index. Ngược lại, VHM, VIC, VCB và FPT duy trì đà phục hồi, giúp chỉ số giữ lại hơn 3,4 điểm.
Nhóm ngành viễn thông ghi nhận mức giảm lớn nhất thị trường với 1,24%, nổi bật là các mã VGI giảm 1,62%, CTR giảm 0,15%, và VTK giảm 2,15%. Tuy nhiên, một số mã như TTN và VNB vẫn duy trì sắc xanh, lần lượt tăng 5,76% và 3,74%.
Tương tự, nhóm ngành năng lượng cũng chịu áp lực bán, với sắc đỏ xuất hiện ở phần lớn các mã. Cụ thể, BSR giảm 0,89%, PVS giảm 0,51%, và PVD giảm 0,57%. Các mã còn lại trong ngành duy trì ở mức tham chiếu.
Ngược lại, nhóm cổ phiếu bất động sản ghi nhận diễn biến tích cực, đóng vai trò nâng đỡ thị trường. Các mã lớn như VRE, DXG, VIC, PDR, và DIG đều tăng điểm. Đặc biệt, VHM sớm tăng hơn 4% ngay từ khi mở cửa, với khối lượng giao dịch vượt mức trung bình 20 phiên, cho thấy tâm lý lạc quan từ nhà đầu tư. Các chỉ báo kỹ thuật như MACD, ADX và các đường SMA cho thấy xu hướng tăng của cổ phiếu này đang được củng cố.
Tính đến thời điểm 10h30, thị trường vẫn ở trạng thái giằng co, với hơn 1.000 mã ở mức tham chiếu. Lực bán chiếm ưu thế với 330 mã giảm, trong khi 207 mã tăng. Đà tăng của VN-Index đang bị thu hẹp đáng kể do áp lực từ các cổ phiếu lớn trong nhóm VN30.
9h30: Ngay từ đầu phiên, VN-Index đã giằng co quanh mốc tham chiếu 1.285 điểm, với sắc đỏ chiếm ưu thế trên toàn thị trường (220 mã giảm, 173 mã tăng). Trong nhóm VN30, có 9/30 mã cổ phiếu tăng giá, dẫn đầu là VHM (+1,9%), VCB (+0,4%) và VIC (+0,7%). Ở chiều ngược lại, BID và MSN là những nhân tố tác động tiêu cực nhất đến chỉ số.
Sự phân hóa tiếp tục diễn ra trên hầu hết các nhóm ngành. Trong nhóm bất động sản, VHM dẫn đầu đà tăng, lan tỏa tích cực sang các mã khác như HDC (+1,8%), DXG (+1,3%), DIG (+0,7%) và VRE (+0,8%). Đặc biệt, cổ phiếu QCG tăng trần lên 10.500 đồng/cổ phiếu, tiếp nối chuỗi 9 phiên tăng liên tiếp.
Trong nhóm xây dựng, CTD ghi nhận mức tăng 2,5%, với lực mua chủ động áp đảo. Trong Đại hội cổ đông thường niên năm 2024, Chủ tịch Coteccons, Bolat Duisenov, đã khuyên cổ đông nhanh tay mua vào cổ phiếu của Coteccons, nhấn mạnh vào “giá trị dài hạn” mà doanh nghiệp này mang lại.
Một số cổ phiếu lớn thuộc nhóm viễn thông như VGI và CTR đều giảm điểm ngay từ đầu phiên, lần lượt mất 1,47% và 0,15%. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, các mã như TTN, YEG, VNZ, ELC, VTK và FOC đều ghi nhận sắc xanh tích cực.
![]() | VN-Index giữ vững vùng hỗ trợ 1.280, động lực nào giúp chỉ số chinh phục kháng cự 1.300 điểm? Trong ngắn hạn, VN-Index dự kiến dao động quanh vùng 1.280 – 1.300 điểm, nhưng để vượt qua ngưỡng kháng cự này, thị trường cần ... |
![]() | Nhận định chứng khoán phiên 21/10: Đầu tuần giằng co, khó chinh phục mốc 1.300 điểm Tuần qua, thị trường chứng khoán lình xình dưới ngưỡng kháng cự 1.300 điểm với thanh khoản thấp. Các công ty chứng khoán dự báo ... |
![]() | Dư nợ margin lập kỷ lục mới giữa áp lực bán ròng từ khối ngoại Thị trường chứng khoán Việt Nam quý 3/2024 chứng kiến nhiều biến động với VN-Index chưa thể vượt ngưỡng kháng cự 1.300 điểm. Dù vậy, ... |
Đức Anh