Ngày 31/05 tới là ngày giao dịch không hưởng quyền của đợt chia cổ tức thứ 2/2022 bằng tiền của Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (HNX: NTP). Tỷ lệ cổ tức là 5% (tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 500 đồng).
NTP hiện có 129,6 triệu cổ phiếu đang lưu hành. Với tỷ lệ cổ tức 5%, Công ty cần chi gần 65 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức này. Thời gian thực hiện vào 09/06. Đây là đợt trả cổ tức cuối cùng của năm 2022.
Trước đó, NTP đã trả cổ tức đợt 1/2022 với tỷ lệ 15% bằng tiền mặt, tổng số tiền chi trả là 194 tỷ đồng. Như vậy, tổng số tiền NTP trả cổ tức năm 2022 là 259 tỷ đồng. Lãi ròng 2022 của NTP gần 480 tỷ đồng.
Vào cuối tháng 4, ĐHĐCĐ NTP đã thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023. Cụ thể, NTP dự kiến sản lượng và doanh thu cùng tăng 5% so với năm 2022, lên mức 106 nghìn tấn và 5.872 tỷ đồng. Lãi trước thuế dự kiến 535 tỷ đồng, đi ngang so với năm trước.
Với kế hoạch sản xuất kinh doanh nói trên, NTP dự kiến chia cổ tức 2023 với tỷ lệ 20% bằng tiền mặt.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh được Công ty xây dựng dựa trên tăng trưởng GDP dự kiến năm 2023 của Việt Nam khoảng 6,5%, nếu trong năm 2023, trái phiếu doanh nghiệp bất động sản (BĐS) vẫn bị kiểm soát chặt việc phát hành, tín dụng cho ngành BĐS cũng hạn chế, lãi suất tiền vay cao như các tháng cuối năm 2022 thì ngành BĐS Việt Nam sẽ suy giảm, nhu cầu xây dựng giảm và nhu cầu sử dụng ống nhựa cũng khó tăng trưởng.
Thứ hai, dựa vào tình hình giá nguyên vật liệu chính như bột PVC, hạt HDPE, hạt PPR đang ở mức thấp như hiện nay và xu hướng khó tăng cao như các tháng cuối năm 2021 thì việc tăng doanh thu do tác động của tăng giá bán sẽ không còn. Nếu giá nguyên liệu chính giữ ở mức hiện tại thì có thể phải tính phương án giảm giá một số dòng sản phẩm cho phù hợp với tình hình cạnh tranh trên thị trường.
Cuối cùng, căn cứ vào tăng trưởng NTP những năm qua.
Bên cạnh đó, NTP cũng lên kế hoạch đầu tư gần 162 tỷ đồng máy móc thiết bị mới, đầu tư xây dựng cơ bản và dự phòng cho năm 2023.
Nguồn: NTP |
Báo cáo tài chính quý I/2023 của NTP chỉ ra, trong 3 tháng đầu năm, doanh thu của NTP ghi nhận 1.299,7 tỷ đồng, tăng 19,8% so với cùng kỳ.
Trong kỳ, doanh thu tài chính sụt giảm 58% về 5,1 tỷ đồng. Nhưng chi phí tài chính lại tăng 70,4% lên 45,5 tỷ đồng, chi phí bán hàng tăng 80% lên 162,7 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 26,5% lên 39,1 tỷ đồng. Khấu trừ chi phí, NTP ghi nhận lợi nhuận sau thuế "đi lùi" 21%, về 118,3 tỷ đồng.
Nguồn: NTP |
Năm 2023, công ty đặt mục tiêu 5.875 tỷ đồng doanh thu tăng 3% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế khoảng 535 tỷ đồng giảm 5% so với năm 2022. Với 135,4 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, Nhựa Tiền Phong đã hoàn thành 25% chỉ tiêu về lợi nhuận và đạt 22% kế hoạch doanh thu.
Tính tới ngày 31/3/2023, tổng cộng nguồn vốn của NTP là 5.309 tỷ đồng, tăng 5% so với hồi đầu năm. Tính riêng tài sản ngắn hạn là 3.329 tỷ đồng, trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền đạt 988,5 tỷ đồng.
Đáng chú ý, tiền gửi ngân hàng của NTP tăng mạnh, chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn ở mức 969 tỷ đồng, gấp hơn 7 lần đầu năm; tiền gửi có kỳ hạn là 10,1 tỷ đồng, đây là khoản đầu năm không ghi nhận.
Hàng tồn kho giảm 19% so với đầu năm, xuống 1.228,9 tỷ đồng. Nợ phải trả của Nhựa Tiền Phong tính đến cuối quý I/2023 là hơn 2.360 tỷ đồng Trong đó, tổng nợ vay là 1.461 tỷ đồng, chủ yếu là nợ vay ngắn hạn. Vốn chủ sở hữu của công ty đạt 2.949,1 tỷ đồng trong đó, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 630 tỷ đồng.
Cổ phiếu ngành gạo vụt tăng dù KQKD sụt giảm, thậm chí thua lỗ Giá bán duy trì ở vùng đỉnh 10 năm cùng hoạt động xuất khẩu gạo sôi động trở lại là triển vọng sáng cho cổ ... |
Chứng khoán Mỹ khởi sắc khi nhà đầu tư đánh giá đàm phán trần nợ lần hai Chứng khoán Mỹ đều đi lên trong phiên đầu tuần mới khi thị trường theo dõi diễn biến của các cuộc đàm phán về trần ... |
Các giao dịch chứng khoán đáng chú ý ngày 16/5/2023 Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin gửi đến quý độc giả các giao dịch chứng khoán đáng chú ý ngày ... |
Anh Khôi (t/h)