Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 61 quy định các nội dung quan trọng liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 7/10/2024, áp dụng cho các cơ quan Nhà nước, người sử dụng đất theo Luật Đất đai và các bên liên quan trong quản lý, sử dụng đất trên địa bàn. Theo đó, người dân cần nắm rõ một số điểm quan trọng tại Quyết định 61 khi thực hiện tách thửa, hợp thửa.
Điều kiện tách thửa đối với thửa đất ở (toàn bộ diện tích thửa đất là đất ở)
Về tách thửa đất ở, tại các phường, thị trấn, thửa đất phải có chiều dài và chiều rộng từ 4m trở lên, diện tích tối thiểu là 50m2. Theo đó, việc tách thửa đối với thửa đất ở phải đảm bảo các nguyên tắc, điều kiện theo quy định tại Điều 220 Luật Đất đai 2024 và các điều kiện bao gồm:
Nguồn: Quyết định số 61 của UBND TP Hà Nội về tách thửa, hợp thửa có hiệu lực từ 7/10. |
Điều kiện tách thửa đối với thửa đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở)
Tại các xã vùng đồng bằng, diện tích sau tách phải không nhỏ hơn 80m2, ở vùng trung du là 100m2, vùng miền núi là 150m2. Điều này nhằm bảo đảm quy hoạch hợp lý, tránh chia nhỏ thửa đất quá mức.
Việc tách thửa đối với thửa đất phi nông nghiệp phải đáp ứng các nguyên tắc, điều kiện theo quy định tại Điều 220 Luật Đất đai và các điều kiện gồm:
Nguồn: Quyết định số 61 của UBND TP Hà Nội về tách thửa, hợp thửa có hiệu lực từ 7/10. |
Các điều kiện tách thửa đối với thửa đất nông nghiệp
Đối đất nông nghiệp, thửa đất trồng cây hằng năm tại phường, thị trấn cần diện tích tối thiểu 300m2, cây lâu năm 500m2 và rừng sản xuất 5.000m2. Tại các xã, diện tích tương ứng là 500m2, 1.000m2 và 5.000m2. Quy định này giúp bảo đảm quy mô canh tác hợp lý, tránh việc chia nhỏ gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Theo đó, phải bảo đảm diện tích tối thiểu với loại đất đang sử dụng bao gồm:
Nguồn: Quyết định số 61 của UBND TP Hà Nội về tách thửa, hợp thửa có hiệu lực từ 7/10. |
Việc tách thửa đất cũng cần tính đến các yếu tố phát triển bền vững về lâu dài, tránh phá vỡ quy hoạch chung hoặc gây mất cân đối trong hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Điều này để đảm bảo cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của người dân và mục tiêu phát triển thành phố văn minh, hiện đại, chú trọng duy trì các giá trị văn hóa và lịch sử của Thủ đô.