Chuyên gia của Beta dẫn số liệu lũy kế từ đầu năm tới ngày 15/12, cho thấy khối ngoại đã bán ròng trên sàn HOSE lên tới 22,6 nghìn tỷ đồng. Song, nếu tính từ tháng 4/2023 - thời điểm khối ngoại bắt đầu đẩy mạnh bán ròng đến ngày 15/12 thì giá trị bán ròng lên tới hơn 28,5 nghìn tỷ đồng.
Việc khối ngoại bán ròng liên tục với giá trị lớn và chưa có dấu hiệu dừng lại đã phần nào tác động tiêu cực đến tâm lý của nhà đầu tư trong nước |
Chuyên gia Chứng khoán Beta chỉ ra nhiều nguyên nhân khiến khối ngoại mạnh tay bán ròng trong năm 2023.
Thứ nhất, một phần dòng tiền đã theo xu hướng toàn cầu rút về thị trường Mỹ, khi lợi suất trái phiếu Chính phủ của nước này hạ nhiệt, triển vọng “hạ cánh mềm” của nền kinh tế Mỹ cùng với khả năng đảo chiều chính sách tiền tệ ở Mỹ trong thời gian tới, giúp thị trường chứng khoán (TTCK) có triển vọng khả quan.
Thứ hai, các quỹ cơ cấu danh mục khi đánh giá lại danh mục, đi cùng với nguyên nhân thứ ba là tỷ trọng nắm giữ của khối ngoại phần lớn là các cổ phiếu vốn hóa lớn, nhưng hiệu suất của nhóm này không tốt trong thời gian qua, dẫn đến hiệu suất đầu tư của các quỹ này tại Việt Nam có thể không đạt như kỳ vọng, buộc họ phải dịch chuyển sang các thị trường có hiệu suất đầu tư tốt hơn.
Thứ tư, một số quỹ ETF nội bị nhà đầu tư Thái Lan bán mạnh có thể do liên quan đến chính sách thuế mới sẽ có hiệu lực vào đầu năm 2024 và TTCK Thái Lan giảm mạnh kể từ đầu năm 2023.
Yếu tố tỷ giá và chênh lệch lãi suất là nguyên nhân thứ năm.
Cuối cùng là hoạt động chốt lời của khối ngoại, vì nhóm này đã giải ngân mua ròng mạnh tới 32,5 nghìn tỷ trong giai đoạn tháng 11/2022 - 01/2023, khi TTCK Việt Nam có mặt bằng giá thấp.
Ông Phụng nhận xét, việc khối ngoại bán ròng liên tục với giá trị lớn và chưa có dấu hiệu dừng lại đã phần nào tác động tiêu cực đến tâm lý của nhà đầu tư trong nước, dù bối cảnh kinh tế vĩ mô đã có nhiều cải thiện trong những tháng cuối năm 2023, cùng với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường như xu hướng giảm của lãi suất hiện đang neo ở vùng thấp lịch sử.
Ông Phụng cho biết, xu hướng bán ròng của khối ngoại có thể “đảo chiều trong năm 2024, khi hệ thống KRX được triển khai và câu chuyện nâng hạng FTSE của thị trường chứng khoán Việt Nam trở nên rõ ràng và nóng hơn vào nửa cuối năm 2024. Xu hướng thu hút vốn khối ngoại trở lại có thể sẽ rõ ràng hơn khi Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất điều hành”.
VN-Index dao động trong khoảng 1.300 - 1.400 điểm
Vị chuyên gia đưa ra dự báo về thị trường chứng khoán với triển vọng kinh tế năm 2024 được đánh giá khả quan hơn (tăng trưởng GDP kỳ vọng khoảng 6 - 7%), tăng trưởng lợi nhuận (EPS) của các doanh nghiệp có thể đạt từ 15 - 25%; được hỗ trợ bởi sự tăng trưởng của một số nhóm ngành như thép, hóa chất, dầu khí (thượng nguồn), công nghệ, du lịch, điện, bán lẻ và tiêu dùng, bất động sản khu công nghiệp, cảng biển…
Ngoài ra, một trong những điểm nhấn lớn nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2024, được ông Phụng đánh giá tích cực là khả năng nâng hạng lên thị trường mới nổi theo xếp hạng của FTSE. Qua đó sẽ thu hút hơn nữa dòng vốn đầu tư nước ngoài, có thể lên tới hàng tỷ USD, đồng thời giúp nâng cao chất lượng TTCK khi đáp ứng các tiêu chí và chuẩn mực quốc tế.
Vị chuyên gia của Beta nhận định, năm 2024, mặt bằng lãi suất huy động ở mức thấp trong lịch sử dự kiến được duy trì, cùng với việc dòng tiền nhiều khả năng sẽ tiếp tục dịch chuyển từ tiền gửi sang các kênh khác có tỷ suất sinh lời kỳ vọng cao hơn, trong đó có TTCK, sẽ góp phần hỗ trợ cho triển vọng hồi phục trong năm 2024, đặc biệt khi khối ngoại có dấu hiệu dừng bán ròng.
Ông Phụng cho biết, xu hướng chính của VN-Index trong năm 2024 là tích cực dần hướng về cuối năm và có sự phân hóa giữa các nhóm ngành, tùy thuộc vào triển vọng của từng ngành trong năm 2024. Có 3 kịch bản cho thị trường chứng khoán:
Kịch bản cơ sở (60%): VN-Index nằm trong khoảng 1.300 - 1.400 điểm, với bối cảnh kinh tế Việt Nam tăng trưởng đúng kế hoạch, mặt bằng lãi suất tiền gửi duy trì ở mức thấp, áp lực bán ròng của khối ngoại giảm và trở lại mua ròng sau khi Fed giảm lãi suất.
Kịch bản tích cực (20%): VN-Index vượt 1.400 điểm, với bối cảnh kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt, xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ, rủi ro nợ xấu ngân hàng cải thiện; có sự dịch chuyển mạnh từ tiền gửi sang TTCK cùng với khả năng quay lại mạnh mẽ của khối ngoại sau khi Fed giảm lãi suất và đặc biệt là câu chuyện nâng hạng trở nên rõ ràng hơn.
Kịch bản tiêu cực (20%): VN-Index dưới 1.300 điểm khi rủi ro liên quan đến lĩnh vực bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp chưa có nhiều cải thiện, rủi ro nợ xấu ngân hàng vẫn duy trì ở mức cao, đồng thời thu hút vốn khối ngoại hạn chế.
VN-Index tiếp tục giữ sắc xanh, nhóm penny bất ngờ hút tiền Trong phiên giao dịch sáng nay, thị trường chứng khoán tiếp tục ghi nhận trạng thái tích cực với đà tăng của nhóm cổ phiếu ... |
Chứng khoán Sen Vàng chia tay hàng loạt cổ đông lớn, hé lộ quá khứ liên quan Tân Hoàng Minh Khi mới thành lập Chứng khoán Sen Vàng gồm có 9 cổ đông với những tên tuổi có tiếng trong làng kinh doanh tại Việt ... |
Thị trường chứng khoán bùng nổ sau thông điệp mới nhất về lãi suất của NHNN Sau thông điệp về lãi suất của NHNN, thị trường chứng khoán ghi nhận diễn biến bùng nổ với đà tăng trên 10 điểm. |
Nguyên Nam