Nỗ lực triển khai nhiệm vụ lao động, người có công và xã hội năm 2024

28/12/2023 - 21:34
(Bankviet.com) Sáng 26/12, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai nhiệm vụ lao động, người có công và xã hội năm 2024, theo hình thức trực tuyến. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự và chỉ đạo Hội nghị.

Theo Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, 2023 là năm giữa nhiệm kỳ, bản lề, được đánh giá là có ý nghĩa rất quan trọng. Trong một năm đầy khó khăn, thách thức, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã thực hiện đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; kịp thời xử lý, phản ứng chính sách; vừa thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, vừa chú trọng xử lý những tồn đọng, những vấn đề mới phát sinh.

Nỗ lực triển khai nhiệm vụ lao động, người có công và xã hội năm 2024
Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu khai mạc Hội nghị

Thông tin tại hội nghị cho thấy, cùng với sự phục hồi và phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế, thị trường lao động tiếp tục được phục hồi, lực lượng lao động, số người có việc làm và thu nhập của người lao động đều tăng so với năm 2022. Tình trạng hàng trăm nghìn lao động bị buộc nghỉ giãn việc, thôi việc, mất việc ở các doanh nghiệp diễn ra từ quý IV/2022 đã giảm nhiệt trong các tháng cuối năm nay.

Bên cạnh đó, kết nối cung - cầu lao động được tăng cường và lần đầu tiên triển khai thí điểm sàn giao dịch làm việc trực tuyến toàn quốc, qua đó hỗ trợ kịp thời cho người lao động tìm kiếm việc làm. Hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài phục hồi tích cực, cao hơn thời điểm trước đại dịch COVID-19, đạt mức cao nhất từ trước đến nay.

Năm 2023, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã đưa hơn 150.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, vượt 29% so với kế hoạch năm, tăng 8,55% so với năm 2022, đạt mức cao nhất từ trước đến nay.

Các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, trợ giúp xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, giảm nghèo, chăm sóc người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được thực hiện đầy đủ, kịp thời, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.

Nổi bật là năm 2023, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng trình Chính phủ, trình Quốc hội Hồ sơ Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); trình Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2023/NĐ-CP ngày 29/6/2023 về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng, Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 24/4/2023 về việc phê duyệt Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc về bảo hiểm xã hội, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.

Công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Ước thực hiện cả năm, tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội là 39,25%; tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 31,58%, đạt và vượt các mục tiêu đề ra.

Tính đến đến ngày 30/11/2023, tổng số có 1.034.889 người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2022. Trên 955.000 người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 9,5%.

Đáng chú ý, năm 2023, công tác phòng, chống tệ nạn xã hội được quan tâm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả. Tỷ lệ người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý được tiếp cận các dịch vụ tư vấn, điều trị, cai nghiện ma túy ước đạt 74%; người nghiện ma túy tham gia cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, cơ sở cai nghiện ma túy trong tổng số người nghiện được cai nghiện đạt 30%; 100% người bán dâm có nhu cầu và đủ điều kiện được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ hỗ trợ xã hội, hòa nhập cộng đồng; 100% nạn nhân bị mua bán có nhu cầu được hưởng các chế độ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

Về chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao trong năm 2024, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 69%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 28 - 28,5%; Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm trên 1%.

Đánh giá về những tồn tại, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, chất lượng cung lao động còn hạn chế, chưa đáp ứng cho cầu lao động của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập; nhân lực qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ… Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng xin lùi, rút văn bản hoặc chậm trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật so với thời hạn được giao.

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra đối với đối tượng được thanh tra chưa được triển khai nhiều. Người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị chưa quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Chỉ bố trí vốn cho dự án đã có thủ tục đầu tư theo quy định

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cần chú trọng lập kế hoạch, chỉ bố trí vốn cho dự án đã có thủ tục đầu ...

Đề xuất hỗ trợ đào tạo kỹ năng thương mại điện tử cho nông dân

Chiều 25/12, Đại hội đại biểu Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 bước vào phiên làm việc thứ ...

Thủ tướng yêu cầu trình cơ chế mua bán điện trực tiếp với điện tái tạo

Bộ Công thương được giao hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền trước ngày 31/12 các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực ...

PV

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán