Theo đó, ngân hàng này đã huy động thành công 4.500 tỷ đồng từ 3 lô trái phiếu thuộc các mã OCBL2326018, OCBL2326017 và OCBL2326016 với mệnh giá mỗi trái phiếu là 1 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB, HOSE: OCB). |
Trong đó, 1.000 tỷ đồng trái phiếu là của mã OCBL2326018 được phát hành vào ngày 26/12/2023 và đáo hạn vào ngày 26/12/2026. Lãi suất của lô trái phiếu trên là 5,1%/năm.
Và 3.000 tỷ đồng trái phiếu của mã OCBL2326017 được phát hành vào ngày 25/12/2023, với kỳ hạn 2 năm, đáo hạn vào ngày 25/12/2025. Lãi suất của lô trái phiếu là 5%/năm.
Cuối cùng là 500 tỷ đồng trái phiếu của mã OCBL2326016 được phát hành vào ngày 22/12/2023, với kỳ hạn 3 năm, đáo hạn vào ngày 22/12/2026. Lãi suất của lô trái phiếu là 5%/năm.
Như vậy, OCB là một trong những ngân hàng tích cực huy động trái phiếu nhất năm 2023 khi đã có tổng cộng 18 lần phát hành trái phiếu trước hạn trong năm nay. Tổng khối lượng trái phiếu mà ngân hàng này đã phát hành thành công là 21.850 tỷ đồng.
Trước đó, vào giữa tháng 6/2023, OCB đã công bố nghị quyết về việc chào bán và phát hành trái phiếu riêng lẻ, không chuyển đổi, không kèm chứng quyền hoặc không có bảo đảm/bảo lãnh thanh toán trong năm 2023.
Ngân hàng này dự kiến sẽ phát hành tối đa 26.000 trái phiếu, mệnh giá tương ứng 1 tỷ đồng/trái phiếu. Theo kế hoạch lượng trái phiếu này sẽ được phát hành thành 15 đợt, giá trị mỗi đợt từ 1.000 - 2.000 tỷ đồng trong quý 2, 3 và 4/2023. Đối tượng chào bán là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật.
Thời gian phân phối từng đợt của trái phiếu chào bán không vượt quá 90 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước đợt chào bán. Tổng thời gian chào bán trái phiếu thành nhiều đợt tối đa không quá 12 tháng kể từ ngày phát hành đầu tiên.
Số tiền thu về từ phát hành trái phiếu sẽ được dùng để cho vay, đầu tư hoặc sử dụng cho mục đích khác phù hợp với quy định hiện hành.
Về tình hình kinh doanh, trong 9 tháng đầu năm 2023, OCB ghi nhận tăng trưởng ở hầu hết các hạng mục quan trọng. Theo đó, thu nhập lãi thuần của OCB tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2022 lên 5.434 tỷ đồng, lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư đạt 552 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 178 tỷ đồng. Khấu trừ thuế phí, OCB báo lãi sau thuế 3.131 tỷ đồng, tăng trưởng gần 48%.
Tính đến ngày 30/9/2023, tổng tài sản của OCB tăng 11,7% so với thời điểm đầu năm lên 216.755 tỷ đồng. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản của OCB là 129.562 tỷ đồng cho vay khách hàng, tăng 9,6%. Ở bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả tại cuối quý 3 của OCB tăng 11,66% lên 188.406 tỷ đồng, với 115.152 tỷ đồng là tiền gửi của khách hàng, tăng gần 13%.
Về nguồn vốn, tiền gửi của khách hàng tăng 12,7%, đạt gần 115.200 tỷ đồng. Về chất lượng tài sản, số dư nợ xấu của OCB đã tiếp tục tăng với 4.921 tỷ đồng vào cuối quý 3/2023, tương ứng mức tăng 84,2% so với cuối năm ngoái. Đặc biệt tăng mạnh ở khoản nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ. Qua đó tỷ lệ nợ xấu tăng từ 2,23% lên 3,74%.
Tính đến cuối tháng 9, số lượng nhân viên của OCB đạt 6.523 người, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Chi phí bình quân cho nhân viên tại ngân hàng tăng 11,6% lên 26,7 triệu đồng/ tháng.
Về chất lượng tài sản, tại thời điểm cuối quý 3, tổng nợ xấu của OCB ghi nhận ở mức 4.921 tỷ đồng, tăng mạnh 84% so với thời điểm hồi đầu năm. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu của nhà băng này cũng tăng tương ứng từ 2,23% hồi cuối năm 2022 lên 3,74% ở thời điểm cuối quý 3/2023. Trong đó, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn tăng 9% lên hơn 1.499 tỷ đồng.
Ngân hàng OCB chi thêm 1.000 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn Ngày 7/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố kết quả mua lại trái phiếu trước hạn của Ngân hàng TMCP ... |
Vợ sếp lớn OCB bán thêm nửa triệu cổ phiếu Bà Nguyễn Việt Triều đã bán thành công 500.000 cổ phiếu OCB, ước tính thu về 6,8 tỷ đồng. Đây là lần thứ 4 bà ... |
Thùy Chi (T/H)