OPEC+ kéo dài gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng: Các nước có động thái gì?

07/03/2024 - 18:42
(Bankviet.com) Liên minh OPEC+ bao gồm Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác bên ngoài đã thống nhất kéo dài cam kết tự nguyện giảm sản lượng dầu mỏ. Điều này đã khiến một số động thái của các nước có sự điều chỉnh xăng dầu, cụ thể là Arab Saudi.

Giá dầu giảm xuống mức thấp gần 5 tháng do lo ngại về nhu cầu tiêu thụ

Cắt giảm sản lượng liên tục, OPEC+ gặp áp lực lớn

Thỏa thuận kéo dài cam kết tự nguyện giảm sản lượng dầu bắt đầu từ hồi cuối tháng 11/2023 và dự kiến hết hạn vào cuối tháng 3/2024. Tuy nhiên, do các bên liên quan đồng ý gia hạn thêm 3 tháng trong nỗ lực vực dậy giá dầu và điều này cũng đã được OPEC+ đồng ý.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Ngày 3/3, hãng thông tấn nhà nước Saudi Arabia (SPA) thông tin từ Bộ Năng lượng Saudi Arabia cho biết, nhà nước sẽ duy trì mức cắt giảm 1 triệu thùng/ngày đến hết quý II/2024. Được biết, Vương quốc Trung Đông đang sản xuất ít hơn 2 triệu thùng/ngày so với tháng 10/2022.

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cũng thông báo, Moscow đã cắt giảm nguồn cung gồm xuất khẩu và khai thác 470.000 thùng/ngày đến cuối tháng 6. Cùng với đó, 6 thành viên khác của OPEC+ gồm Algeria, Oman, Kuwait, Iraq và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cũng cho biết họ sẽ duy trì việc cắt giảm sản xuất tự nguyện.

Lý giải về điều trên, quyết định cắt giảm sản xuất tự nguyện nhằm mục đích "hỗ trợ sự ổn định và cân bằng của thị trường dầu mỏ" cùng với đó là các thùng dầu cắt giảm tự nguyện sẽ được hoàn trả "từ từ" phụ thuộc vào điều kiện thị trường.

Việc thỏa thuận này bổ sung cho nhiều thỏa thuận giảm sản lượng mang tính ràng buộc của OPEC+. Theo Reuters, tổng mức cam kết cắt giảm sản lượng dầu của OPEC+ tính từ năm 2022 đạt khoảng 5,86 triệu thùng/ngày. Và OPEC+ đang tìm cách hỗ trợ giá dầu trong bối cảnh sản lượng của Mỹ tăng mạnh và nhu cầu toàn cầu ảm đạm.

Sau đợt cắt giảm tự nguyện thì theo công bố vào cuối tháng 11, giá dầu Brent ở London tăng 6% cùng với đó là giá dầu Tây Texas (WTI) ở New York cũng tăng gần 8%. Bất chấp căng thẳng ở Trung Đông gồm cuộc chiến Israel-Hamas và biến động trên Biển Đỏ thì giá dầu vẫn ở dưới mức 100 đô la Mỹ/thùng tính từ mùa hè năm 2022.

Được biết, giá dầu thô trên thị trường thế giới điều chỉnh tăng vào tuần trước khi các nhà giao dịch kỳ vọng và thỏa thuận tự nguyện giảm sản lượng của OPEC+. Chính vì vậy, chốt phiên giao dịch ngày 1/3, nhiều hợp đồng của dầu WTI tăng 2,19%, lên sát 80 USD/thùng và giá dầu Brent tăng 2,09% lên mức 83,94 USD/thùng.

Saudi Arabia cho biết đất nước đang cần giá dầu ở mức gần 100 USD/thùng nhằm tài trợ cho chương trình cải cách kinh tế đầy tham vọng của Thái tử và Thủ tướng nước này. Nhưng nỗ lực cắt giảm sản xuất dầu của nước này lại không được Mỹ nghênh đón vì Washington lo ngại ảnh hưởng đến lạm phát.

Đầu năm nay, một động thái đảo ngược chính sách đã gây chú ý chính là Saudi Aramco - tập đoàn dầu khí quốc gia Saudi Arabia thông báo hủy bỏ kế hoạch mở rộng công suất sản xuất dầu hàng ngày từ mức 12 triệu lên 13 triệu thùng/ngày vào năm 2027. Bộ trưởng Năng lượng Saudi đã quyết định được đưa ra điều này để phản ứng với quá trình chuyển đổi xanh đang diễn ra nhanh chóng và ông cũng nhấn mạnh, tương lai của an ninh năng lượng sẽ gắn liền với năng lượng tái tạo.

Sau quyết định OPEC+ kéo dài thỏa thuận tự nguyện giảm sản lượng dầu thì Arab Saudi cũng quyết định tăng giá bán loại dầu chính của nước này cho người mua ở châu Á từ tháng tới. Là nhà sản xuất lớn nhất trong OPEC, Arab Saudi đang dẫn đầu nỗ lực của nhóm này nhằm ngăn chặn tình trạng thừa cung cầu.

Triển vọng nhu cầu dầu vẫn chưa rõ ràng nhưng Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự đoán, nhu cầu giá dầu năm nay sẽ tăng lên 1,2 triệu thùng/ngày và chỉ bằng khoảng một nửa tốc độ tăng trưởng trong năm 2023. Trong khi đó, OPEC dự báo sẽ tăng trưởng nhu cầu trong năm 2024 sẽ ở mức 2,2 triệu thùng/ngày. Tháng trước, EIA cũng cho biết, khối lượng dầu thô chế biến của nhà máy lọc dầu, tồn kho dầu thô và sản xăng ở Mỹ đều đang tăng.

Linh Linh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán