Kết quả kinh doanh Q1/2023, VPB ghi nhận LNTT đạt 2.550 tỷ đồng ( -77,1% svck), xếp thứ 9 trong toàn ngành do tăng trưởng tín dụng giảm tốc, NIM sụt giảm, chi phí tín dụng và CIR gia tăng. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng mạnh trong Q1/2023 lên 6,24% (tăng 51 điểm cơ bản so với cuối năm 2022). Tỷ lệ bao phủ nợ xấu sụt giảm chỉ còn 46% (giảm 8 điểm phần trăm so với cuối năm 2022).
ABS giữ quan điểm mua cổ phiếu VPB |
ABS cho rằng triển vọng lợi nhuận của VPB trong năm 2023 sẽ dược hỗ trợ bởi những yếu tố sau: Tín dụng dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng với lợi thế dẫn đầu trong mảng bán lẻ cũng như tham gia tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém.
Vốn điều lệ dự kiến sẽ tăng lên mức 79.334 tỷ đồng sẽ giúp ngân hàng cải thiện năng lực tài chính.
Với việc SMBC trở thành đối tác chiến lược sẽ giúp cho VPB có thêm lợi thế về vốn khi ghi nhận thêm hơn 35.900 tỷ đồng. Bên cạnh đó, SMBC sẽ có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ ngân hàng trong phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn cũng như FDI khi số lượng doanh nghiệp FDI Nhật Bản tại Việt Nam hiện nay đạt hơn 3.000 doanh nghiệp.
ABS dự phóng LNTT năm 2023 của VPB đạt 16.190 tỷ đồng với BVPS 2023F là 19.716 đ/cp. VPB đang giao dịch với P/B 2023F là 1.0x. Giá mục tiêu là 23.700 đ/cp tương ứng P/B 2023F ở mức 1,2x lần, và tiềm năng tăng giá 16,8% từ giá hiện tại.
ABS giữ quan điểm MUA do giá hiện tại đang ở dưới so với giá mục tiêu của ABS. Rủi ro giảm giá: Tỷ lệ nợ xấu tăng cao hơn dự kiến
Công ty CP Tập đoàn Đạt Phương (HOSE: DPG) ghi nhận doanh thu trong Q1/2023 đạt 391 tỷ đồng (-28% YoY), LNST đạt 83 tỷ (-45% YoY). Như vậy, DPG đã hoàn thành 11% kế hoạch doanh thu và 29% kế hoạch LNST. Doanh thu Q1/2023 giảm chủ yếu do doanh thu BĐS giảm 95% YoY và doanh thu bán điện giảm 4% YoY, điểm tích cực là doanh thu từ xây dựng tăng 43% lên 201 tỷ đồng, chiếm 51% tổng doanh thu. Biên lợi nhuận gộp giảm xuống mức 38.0% (cùng kỳ 47,7%) do sụt giảm doanh thu từ mảng BĐS còn mảng xây dựng tăng trưởng nhưng có biên lợi nhuận thấp hơn. Lợi nhuận giảm mạnh còn do chi phí lãi vay tăng 19% YoY do lãi suất tăng, tuy nhiên, tổng nợ đã giảm nhẹ 2% YoY, giảm 3% QoQ.
Năm 2023, Đạt Phương đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 3.436 tỷ đồng, tăng 3,5% YoY và LNST 287,6 tỷ đồng, giảm 44.6% YoY. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, DPG đặt kế hoạch doanh thu tăng nhẹ chủ yếu nhờ mảng xây dựng các công trình hạ tầng đầu tư công của công ty mẹ, kế hoạch doanh thu mảng này là 2.816 tỷ đồng (+121% YoY).
FSC đánh giá mảng xây dựng của DPG sẽ hưởng lợi từ xu hướng đẩy nhanh đầu tư công nhờ thương hiệu và kinh nghiệm 20 năm của mình trong lĩnh vực xây lắp các dự án thủy lợi, giao thông và hạ tầng dân dụng. Hiện tại, DPG đang tham gia một số gói thầu của Cao tốc Bắc Nam – giai đoạn 2. Tính từ đầu năm đến nay, giá trị ký mới các hợp đồng xây lắp các dự án công của DPG đạt hơn 1.118 tỷ đồng. Tuy biên lợi nhuận mảng xây dựng thấp nhưng FSC cho rằng kế hoạch lợi nhuận 2023 của Ban lãnh đạo vẫn khá thận trọng.
Hai mảng còn lại là BĐS và thủy điện FSC không kỳ vọng nhiều do thị trường BĐS vẫn chưa hồi phục còn điều kiện thời tiết El Nino hiện tại đang không thuận lợi cho các nhà máy thủy điện. Năm 2023, DPG chủ trương sẽ chỉ tập trung xử lý pháp lý cho các dự án BĐS của công ty và duy tu – bảo trì cho các nhà máy thủy điện hiện tại.
Ở mức giá đóng cửa hiện tại, DPG đang được giao dịch tại mức P/E TTM là 58.6x (tương ứng EPS TTM là 161 đồng), khá cao do thiếu hụt đóng góp từ mảng BĐS. Tuy nhiên, P/B hiện tại 0.8x theo FSC là khá hợp lý để tích lũy cổ phiếu so với các tiềm năng trên.
Mức Stock Rating của DPG ở mức 83 điểm cho nên FSC đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Đồ thị giá của DPG tăng 1,1% với khối lượng giao dịch tăng 7.6% so với phiên trước đó và vẫn trên mức khối lượng trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho nên xu hướng TĂNG ngắn hạn sẽ rõ ràng hơn. Do dó, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét MUA cổ phiếu DPG ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng tỷ trọng cổ phiếu khi mức Sức mạnh giá trên 80 điểm.
Ngân hàng TMCP Quân đội (HOSE: MBB) là ngân hàng TMCP quy mô lớn với mô hình kinh doanh năng động, bao gồm nhiều công ty con hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. MBB có những lợi thế đặc biệt nhờ nằm trong khối Quân đội.
AGR ước tính MBB có thể đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng trên 20% trong 2023 và tiếp tục được ưu tiên tăng trưởng tín dụng nhanh hơn so với bình quân ngành khoảng 1,5 – 2 lần trong các năm tới nhờ việc nhận chuyển giao ngân hàng Oceanbank.
Bên cạnh đó, NIM duy trì ở mức cao: nhờ room tín dụng ngành hạn chế MBB có thể chọn lựa khách hàng tốt với lợi suất cao hơn, hướng tới chuyển dịch cơ cấu danh mục tăng tỷ trọng bán lẻ lên 50 – 55% dư nợ (hiện chiếm 48%).
Tỷ lệ CASA 33% cao nhất ngành, trong đó CASA từ khách hàng cá nhân chiếm khoảng 40% với số lượng khách hàng cá nhân tăng lên 20 triệu người, tiếp tục là động lực duy trì nguồn huy động lãi suất thấp. Dự kiến CASA sẽ cải thiện trong nửa cuối năm 2023 nhờ lãi suất tiền gửi có kỳ hạn hạ nhiệt.
Ngoài ra, chất lượng tài sản ổn định ở mức tốt: chi phí trích lập trong các năm tới dự báo tăng, nhưng vẫn chậm hơn tăng trưởng thu nhập hoạt động, tỷ lệ NPL bảo đảm quanh mức 1%.
AGR khuyến nghị mua cổ phiếu MBB với giá mục tiêu 27.853 đồng/cp.
Những khuyến nghị của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
Phiên giao dịch ngày 11/7/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao ... |
Phiên giao dịch ngày 12/7/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao ... |
Phiên giao dịch ngày 13/7/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao ... |
Đức Anh