Một năm khó khăn đối với doanh số bán trước. Công ty CP Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG) dự báo giá trị hợp đồng bán trước năm 2023 là 9.430 tỷ đồng (-7% YoY), chủ yếu dựa trên các dòng sản phẩm là Ehome, Ehome-S (nhà ở xã hội với biên lợi nhuận được giới hạn ở mức 10%) và Flora. Thêm vào đó, NLG dự kiến chỉ mở bán 256 căn hộ Valora trong năm 2023.
FSC có quan điểm thận trọng hơn so với ban lãnh đạo NLG về doanh số bán trước năm 2023 do FSC cho rằng sự suy giảm của thị trường sẽ kéo dài cho đến 1H2024, vì vậy dự báo giá trị hợp đồng bán trước của FSC là 7,455 tỷ đồng (-27% YoY).
Các chỉ tiêu thu nhập năm 2023 của NLG có thể đạt được nhờ hiệu suất bán trước khá tốt trong hai năm trước. Giá trị hợp đồng bán trước năm 2021 là 5.295 tỷ đồng (+40% YoY) và năm 2022 là 10.152 tỷ đồng (+73% YoY). Do đó, NLG sẽ ghi nhận lợi nhuận khi bàn giao các căn hộ tại Akari City, Mizuki, Southgate và Izumi. NLG cũng kỳ vọng ghi nhận khoản doanh thu 240 tỷ đồng từ việc bán một tài sản bất động sản thương mại. Ngoài ra, ban lãnh đạo NLG tự tin rằng họ có thể hoàn thành tất cả các thủ tục giấy tờ cần thiết để ghi nhận khoản lợi nhuận 250 tỷ đồng từ việc thoái vốn 25% cổ phần tại Paragon Đại Phước.
NLG duy trì chiến lược tài chính thận trọng, với tỷ lệ tiền mặt/ nợ vay ngắn hạn cao và đòn bẩy nợ thấp giúp NLG ít bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái của thị trường bất động sản và những khó khăn của thị trường tài chính. Điều này giúp củng cố niềm tin của nhà đầu tư. Ngoài ra, NLG có thể tiếp tục củng cố tình hình tài chính của công ty bằng cách bán thêm 10-15% cổ phần của Izumi City và 50% của Waterpoint giai đoạn 2; Theo ban lãnh đạo, hai khoản thoái vốn này có thể tạo ra doanh thu từ 200-250 triệu USD.
Điều quan trọng là NLG đã hoàn thành các thủ tục liên quan đến xác định tiền sử dụng đất (LUR) cho tất cả các dự án của họ, giúp giảm thiểu rủi ro liên quan đến các thay đổi về quy định về LUR trong tương lai. Mức Stock Rating của NLG ở mức 80 điểm cho nên FSC đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Đồ thị giá của NLG đóng cửa tăng 7% với khối lượng giao dịch tăng đột biến trên mức khối lượng trung bình 20 phiên.
Đồng thời, đồ thị giá vượt lên trên đường trung bình 20 và 50 phiên với đồ thị giá vẫn đang trong giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho nên đồ thị giá có thể sớm kỳ vọng vượt mức kháng cự ngắn hạn 35.30 trong những phiên giao dịch tới. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của NLG cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng cổ phiếu nếu mức Sức mạnh giá tăng trên mức 80 điểm.
Điểm nhấn đầu tư: Khả năng cải thiện NIM mạnh mẽ sau khi giải quyết hết lãi dự thu theo Đề án. Sau khi hoàn thành Đề án, PHS kỳ vọng sẽ có những chuyển biến tích cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (HOSE: STB) gồm: (1) Việc không còn xử lý lãi dự thu sẽ tạo đà bậc nhảy cho NIM của STB trong năm 2023; (2) Hoàn thành trích lập xong dự phòng cho VAMC trong năm 2023 sẽ gia tăng hiệu quả kinh doanh của STB trong tương lai; (3) Xử lý tài sản tồn đọng có thể mang lại cho STB những khoản thu nhập trong tương lai hoặc những khoản hoàn nhập dự phòng.
NIM điều chỉnh của STB vượt trội. Tỷ lệ CASA ở mức cao và Tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu huy động vốn với lãi suất thấp góp phần tạo nên lợi thế NIM của STB. Dù vậy, việc phụ thuộc lớn vào tiền gửi tiết kiệm gia tăng rủi ro thanh khoản của Ngân hàng.
PHS kỳ vọng tình hình kinh tế trong nước sẽ khả quan vào nửa cuối năm 2023. Do đó, PHS ước tính tăng trưởng tín dụng năm 2023 của STB đạt 11,2%Yo. PHS ước tính NIM của STB năm 2023 đạt 3,55%, tăng 16 bps so với cuối năm 2022 nhờ không còn xử lý lãi dự thu góp phần cải thiện NIM nhiều hơn áp lực từ việc giảm lãi suất cho vay.
Ngân hàng Nhà Nước ban hành Thông tư 02/2023/TT-NHNN cho phép giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2024. PHS ước tính Tỷ lệ Nợ xấu năm 2023 đạt 1,21%.
PHS ước tính chi phí trích lập dự phòng năm 2023 của STB đạt 8.594 tỷ đồng (-3,2%YoY) do (1) 6.876 tỷ đồng trích lập dự phòng của trái phiếu VAMC; (2) Gia tăng trích lập cho nợ tái cơ cấu để phòng ngừa rủi ro.
Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu thu nhập thặng dư (Residual Income) và P/B, PHS xác định giá trị hợp lý đối với mỗi cổ phiếu STB là 38.000 đồng/cp và đưa ra khuyến nghị mua ua đối với cổ phiếu này.
Rủi ro: (1) Rủi ro lãi suất; (2) Rủi ro nợ xấu; (3) Rủi ro cạnh tranh; (4) Rủi ro lạm phát; (5) Rủi ro suy thoái kinh tế; (6) Rủi ro thanh khoản.
Công ty CP FPT (HOSE: FPT) có KQKD Quý 2 khởi sắc hơn Quý 1 nhờ tăng trưởng ở mảng Xuất khẩu phần mềm và Chuyển đổi số. Qua đó, KQKD nửa đầu năm duy trì tăng trưởng hai chữ số trong bối cảnh kinh tế suy yếu. AGR dự báo FPT sẽ tiếp tục tăng trưởng 18-20% trong Quý 3 và cả năm 2023 nhờ 2 động lực tăng trưởng chính trên. FPT dự kiến trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 20% trong nửa cuối năm 2023 và trong năm 2024 (tỷ suất cổ tức 2,55%).
FPT là cổ phiếu đầu ngành công nghệ và sẽ tiếp tục hưởng lợi nhờ xu hướng chuyển đổi số toàn cầu. FPT hiện đang được giao dịch P/Ef 2023 ở mức 14,6x, thấp so với bình quân 3 năm trước. AGR khuyến nghị MUA cổ phiếu FPT với giá mục tiêu sau điều chỉnh là 95.000 đồng/cp (upside 21% so với giá hiện tại).
Những khuyến nghị của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
Phiên giao dịch ngày 12/7/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao ... |
Phiên giao dịch ngày 13/7/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao ... |
Phiên giao dịch ngày 14/7/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao ... |
Đức Anh