PV OIL cho biết sản lượng kinh doanh xăng dầu, dầu mỡ nhờn của PV OIL đạt 3.022 nghìn m3/tấn, vượt 21% kế hoạch 9 tháng và đạt 91% kế hoạch cả năm 2022. Sản lượng bán hàng qua các kênh bán buôn, khách hàng công nghiệp, bán lẻ đều tăng trưởng cao so với cùng kỳ.
PV OIL (OIL) báo doanh thu tăng 81% trong quý III/2022 |
Doanh thu hợp nhất 9 tháng đạt 76.497 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm ngoái và vượt 70% kế hoạch cả năm 2022. Tính riêng quý III, PV OIL đạt 22.835 tỷ đồng doanh thu, tăng 81% so với quý III/2021.
Ông Đoàn Văn Nhuộm, Tổng Giám đốc PV OIL cho rằng hoạt động kinh doanh của PV OIL trong quý III rất khó khăn khi giá xăng dầu thế giới và trong nước liên tục giảm, tác động trực tiếp đến lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh lũy kế 9 tháng.
Trong quý II/2022, OIL ghi nhận doanh thu 30.412 tỷ đồng, tăng 127% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu tài chính cũng tăng 26% lên 135 tỷ đồng.
Đồng thời, các loại chi phí cũng đồng loạt tăng mạnh: Chi phí tài chính tăng 146% lên 132 tỷ đồng; chi phí bán hàng tăng 26% và chi phí quản lý tăng 73%.
Kết quả, OIL báo lợi nhuận sau thuế đạt 509 tỷ đồng, tăng hơn 87% so với quý II/2021 đồng thời là mức lợi nhuận quý cao nhất của OIL kể từ khi lên sàn trong đó lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ PV Oil đạt 403 tỷ đồng, tăng 85% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 6 tháng, OIL ghi nhận doanh thu thuần 53.700 tỷ đồng, tăng 113%; lãi ròng 622 tỷ đồng, tăng 72% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, OIL đã hoàn thành vượt 19% kế hoạch doanh thu và vượt 98% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế.
Theo giải trình của OIL, 6 tháng đầu năm, nguồn cung dầu sụt giảm trong khi cầu tăng mạnh do nhu cầu đi lại gia tăng, các quốc gia đồng loạt mở cửa đất nước khi giá dầu liên tiếp lập đỉnh. Trung bình 6 tháng, giá dầu brent ở mức 108,2 USD/thùng - tăng 67% so với cùng kỳ năm trước và tăng 40% so với thời điểm cuối năm 2021.
Theo biến động thị trường, giá các mặt hàng xăng dầu đều tăng mạnh từ 65% đến 94%. Diễn biến này tạo nhiều thuận lợi đối với tình hình sản xuất của công ty, làm cho lợi nhuận sau thuế quý II và nửa đầu năm tăng.
Tại thời điểm 30/6/2022, tổng tài sản OIL đạt 33.666 tỷ đồng, tăng 6.468 tỷ đồng so với đầu năm trong đó khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất 38% với 12.858 tỷ đồng - tăng 65% so với đầu năm. Nguyên nhân do số tiền thu hộ, trả hộ tiền dầu thô xuất khẩu ủy thác tăng mạnh từ 3.305 tỷ đồng lên 6.251 tỷ đồng.
Đáng chú ý, kết thúc quý II/2022 OIL ghi nhận hàng tồn kho tăng hơn lên 5.312 tỷ đồng, dự phòng giảm giá 31,4 tỷ đồng trong khi hồi đầu năm con số này chỉ đạt 1 tỷ đồng.
Trái ngược với kết quả kinh doanh tăng mạnh, cổ phiếu OIL lại đang trải qua những chuỗi ngày "đen tối" với liên tiếp các phiên giảm điểm và chưa có dấu hiệu chững lại.
Ngày 01/07/2022, Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, UPCoM: OIL) đã bán 1 triệu cổ phiếu của CTCP Vận tải Dầu khí Đông Dương (UPCoM: PTT), qua đó thoái toàn bộ vốn đang nắm giữ ở PTT. Trước giao dịch, OIL là cổ đông lớn tại PTT với tỷ lệ sở hữu 10% cổ phần. Chiếu theo giá kết phiên 01/07 là 5.600 đồng/cp, ước tính OIL có thể thu về 5,6 tỷ đồng sau khi hoàn tất giao dịch.
Ngược dòng OIL, Công ty TNHH Vận tải biển Châu Á Thái Bình Dương trở thành cổ đông lớn của PTT sau khi mua thành công 1 triệu cổ phiếu, nâng tỷ lệ sở hữu từ 0% lên 10%. Với giá 5.700 đồng/cp (phiên 28/06), ước tính Vận tải biển Châu Á Thái Bình Dương đã chi 5,7 tỷ đồng cho thương vụ này.
PTT là Công ty chuyên kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ vận chuyển khí CNG; than bằng đường bộ; vận tải hàng hóa, xăng, dầu, gas; vận chuyển khí LPG, LNG và các loại khí hóa lỏng khác. PTT hiện có vốn điều lệ là 100 tỷ đồng, trong đó cổ đông lớn nhất là Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (HOSE: PVT) với 48,67%, tương đương gần 5 triệu cổ phiếu.
Trên thị trường chứng khoán, kết phiên 7/10, cổ phiếu OIL dừng ở mốc 10.000 đồng/cp. Giá trị vốn hoá thị trường của PV OIL còn 13.061 tỷ đồng.
Hoàng Đức