Sáng nay 29/11, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, với 474 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 95,95%), Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về tiếp tục thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa 14 và từ đầu nhiệm kỳ khóa 15 đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn.
Hình minh họa. |
Nghị quyết nêu rõ, Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các Bộ, cơ quan liên quan tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ và toàn diện các nghị quyết của Quốc hội khóa 14 và từ đầu nhiệm kỳ khóa 15 đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn, khắc phục những tồn tại, hạn chế, trong từng lĩnh vực.
Trong đó, Quốc hội yêu cầu Chính phủ rà soát, hoàn thiện pháp luật, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 và trong công tác quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp
Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp, bảo đảm các nguyên tắc cổ phần hóa các doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ, không để thất thoát, lãng phí, tham nhũng vốn, tài sản nhà nước.
Cùng với đó, khẩn trương giải quyết các khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc cổ phần hóa các ngân hàng, trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank). Khẩn trương đánh giá và có phương án giải quyết trường hợp doanh nghiệp quá hạn, mất khả năng thanh toán trái phiếu đã phát hành.
Ngoài ra, Quốc hội yêu cầu Chính phủ hoàn thiện pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại và xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu; nhất là cơ chế khuyến khích nhà đầu tư tham gia xử lý tài sản bảo đảm và mua bán nợ xấu. Có giải pháp kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm tình trạng sở hữu chéo của tổ chức, cá nhân trong hoạt động tín dụng, tình trạng doanh nghiệp “sân sau” của tổ chức tín dụng.
Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ hoàn thiện pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại và xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu; nhất là cơ chế khuyến khích nhà đầu tư tham gia xử lý tài sản bảo đảm và mua bán nợ xấu. Có giải pháp kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm tình trạng sở hữu chéo của tổ chức, cá nhân trong hoạt động tín dụng, tình trạng doanh nghiệp “sân sau” của tổ chức tín dụng.
Triển khai quyết liệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025; đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả và thực chất phương án xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém. Tích cực triển khai phương án tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại nhà nước, bảo đảm yêu cầu tăng trưởng tín dụng, giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực ngân hàng.
Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giảm thủ tục hành chính, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp; bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng và có giải pháp phù hợp sử dụng hiệu quả gói cho vay hỗ trợ lãi suất theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội cho vay đối với các dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ. Rà soát, hoàn thiện pháp luật, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt gắn với bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật cho khách hàng.
Agribank sắp bán đấu giá khoản nợ gần 500 tỷ của Đá quý và Trang sức Đức Tiến Dư nợ gốc của Đá quý và Trang sức Đức Tiến tại Agribank tính đến thời điểm hiện tại đã lên tới gần 485 tỷ ... |
Vietcombank sẽ cấp gần 7.000 tỷ đồng cho dự án BOT Trung Lương - Mỹ Thuận của CII Trước đó, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã ký kết hợp đồng tín dụng trị giá 6.686 tỷ đồng với 4 ngân hàng ... |
PV