Xuất khẩu mây tre đan: Chật vật nguồn nguyên liệu Xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm tăng chậm lại |
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm trong tháng 3/2023 đạt 70 triệu USD, tăng 23,5% so với tháng 2/2023, nhưng giảm 21,5% so với tháng 3/2022. Tính chung trong quý I/2023, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm ước đạt 172,42 triệu USD, giảm 35,1% so với cùng kỳ năm 2022.
Quý I/2023, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm giảm 2 con số |
Riêng trong tháng 2/2023, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm của Việt Nam đạt 56,66 triệu USD, tăng 23,8% so với tháng 1/2023, nhưng giảm 16,3% so với tháng 02/2022. Tính chung trong 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm đạt 102,42 triệu USD, giảm 41,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Về thị trường, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm của Việt Nam sang thị trường EU trong tháng 2/2023 đạt 15,79 triệu USD, tăng 13,8% so với tháng 01/2023, nhưng giảm 2,8% so với tháng 2/2022. Tính chung trong 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm sang EU đạt 29,62 triệu USD, giảm 31,8% so với cùng kỳ năm 2022. Trong số các mặt hàng thủ công mỹ nghệ EU nhập khẩu từ Việt Nam thì mây tre là mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất.
Đối với thị trường Hoa Kỳ, tháng 2/2023, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm sang thị trường này đạt 19,335 triệu USD, tăng 28,1% so với tháng 1/2023; giảm 36,8% so với tháng 2/2022. Tính chung trong 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm sang Hoa Kỳ đạt 34,45 triệu USD, giảm 55,4% so với cùng kỳ năm 2022.
Thời gian qua, lạm phát toàn cầu đặc biệt ở các các thị trường xuất khẩu chính như thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, khiến sức mua của người tiêu dùng giảm. Tăng trưởng xuất khẩu năm 2023 sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như diễn biến xung đột tại Ukraina, tình hình kiềm chế lạm phát, diễn biến kinh tế ở các thị trường có quy mô nhập khẩu lớn trên thế giới.
Về phía cung, tác động từ mở cửa nền kinh tế sau kiểm soát dịch Covid-19 của Trung Quốc có thể làm hàng hoá Việt Nam phải gặp cạnh tranh nhiều hơn tại các thị trường xuất khẩu.
Mặc dù vậy, cũng có nhiều yếu tố tích cực đối với hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ nói riêng như các Hiệp định thương mại tự do (FTA) tiếp tục thực thi lộ trình cắt giảm thuế quan.
Tuy nhiên, để nắm bắt cơ hội mở rộng thị trường, các cơ sở, doanh nghiệp làng nghề cần trang bị những nền tảng cơ bản theo yêu cầu thị trường, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các sàn thương mại điện tử, công nghệ truy xuất nguồn gốc.
Nguyễn Hạnh