Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm nhóm B Đồng Nai: Ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên |
Thông tin ban đầu cho thấy, từ ngày 2/9 đến khi phát hiện bệnh, chị L ở trọ tại thị trấn Tân Bình (huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương). Ngày 13/9, chị L có tiếp xúc với anh T. tại phòng trọ.
Chiều 18/9, chị L và anh T đến phòng khám đa khoa Uyên Uyên, có tiếp xúc với bác sĩ. Sau đó, họ về nhà, không tiếp xúc với ai đến khi phát hiện bệnh.
Đậu mùa khỉ là một căn bệnh do virus có “họ hàng” với bệnh đậu mùa phổ biến gây ra |
Ngay lập tức, Sở Y tế đã thành lập đoàn giám sát tiến hành điều tra, giám sát ca bệnh; khoanh vùng, phun khử khuẩn môi trường xung quanh, tránh lây lan trong cộng đồng.
Ngành y tế Bình Dương đã lập danh sách 3 người tiếp xúc gần với bệnh nhân là mẹ, dì và em ruột.
Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện Bắc Tân Uyên tổ chức xét nghiệm cho 3 người tiếp xúc gần với bệnh nhân.
Theo lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bình Dương, hiện bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ ở Bình Dương đang được cách ly, theo dõi, điều trị tại Khoa Nhiễm - Trung tâm Y tế TP. Tân Uyên.
Đậu mùa khỉ là một căn bệnh hiếm gặp, do virus có “họ hàng” với bệnh đậu mùa phổ biến gây ra. Người mắc bệnh thường có các triệu chứng như phát ban, sốt, đau đầu…
Y văn ghi nhận các ca bệnh đậu mùa khỉ lây nhiễm trực tiếp qua tiếp xúc với người nhiễm (tiếp xúc với chăn ga gối trải giường, quần áo, khăn mặt, dịch tiết, giọt bắn đường hô hấp…).
Hầu hết những người nhiễm bệnh đều hồi phục sau vài tuần, tỷ lệ tử vong không cao. Tuy vậy, các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh diễn tiến nặng, khả năng tử vong cao bao gồm: Người mắc bệnh có tiếp xúc lâu dài với virus, trẻ em, người có hệ miễn dịch kém….
Tâm