Sự giảm sút của các nguồn thu ngoài lãi
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB, HOSE: ACB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2024 với những con số khá đa chiều về tình hình kinh doanh. Mặc dù thu nhập lãi thuần – nguồn thu chủ lực của ngân hàng tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 6.881 tỷ đồng. Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý trong báo cáo tài chính của ACB là các nguồn thu ngoài lãi lại có chiều hướng đi xuống. Cụ thể, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ chỉ đạt 707 tỷ đồng, giảm 2% so với cùng kỳ quý 3/2023.
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB, HOSE: ACB). |
Bên cạnh đó, lãi từ kinh doanh ngoại hối và chứng khoán đầu tư cũng ghi nhận sự giảm mạnh, lần lượt giảm 47% và 94%, xuống còn 166 tỷ đồng và 47 tỷ đồng. Trong khi đó, ACB vẫn ghi nhận lãi hơn 71 tỷ đồng từ chứng khoán kinh doanh, tăng gần 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dù vậy, trong bức tranh kinh doanh đa chiều này, các mảng kinh doanh tăng trưởng đã không đủ để bù đắp cho sự sụt giảm ở các mảng khác, theo đó lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của ACB chỉ đạt 5.202 tỷ đồng, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm trước.
Trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường, ACB đã trích lập dự phòng rủi ro tín dụng với số tiền ở mức 368 tỷ đồng trong quý 3, dù thấp hơn khá nhiều so với con số 520 tỷ đồng ở cùng kỳ năm trước, tuy nhiên lợi nhuận trước thuế ACB thu về cũng chỉ còn 4.844 tỷ đồng, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là một kết kém khả quan so sánh với tốc độ tăng trưởng mà ACB đã từng đạt được trong các quý trước.
Luỹ kế 9 tháng vẫn khả quan
Không chỉ ACB, một số ngân hàng khác cũng gặp phải tình trạng sụt giảm lợi nhuận trong quý 3/2024. Đơn cử như VIB, KienLongBank, SaigonBank, và BaoVietBank đều ghi nhận lợi nhuận giảm từ 12% đến 47% so với cùng kỳ. Điều này cho thấy, không riêng gì ACB, ngành ngân hàng đang đối mặt với không ít thách thức trong bối cảnh kinh tế vĩ mô biến động khó lường.
Mặc dù kết quả kinh doanh quý 3 có phần ảm đạm, nhưng nhờ mức lãi gần 5.600 tỷ đồng trong quý 2 – mức lợi nhuận kỷ lục theo quý từ trước đến nay của ACB – ngân hàng này vẫn duy trì được sự tăng trưởng dương sau 9 tháng đầu năm 2024. Lợi nhuận lũy kế đạt 15.334 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành 70% kế hoạch cả năm với mục tiêu 22.000 tỷ đồng.
Tính đến ngày 30/9/2024, tổng tài sản của ACB đạt mức 777.392 tỷ đồng, tăng 8,2% so với đầu năm. Tuy nhiên, cơ cấu tài sản có một số biến động đáng chú ý. Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước giảm mạnh từ 18.504 tỷ đồng xuống còn 8.392 tỷ đồng, trong khi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác cũng giảm 36%, xuống còn 92.090 tỷ đồng. Điều này phản ánh sự dịch chuyển chiến lược tài chính của ACB trong việc phân bổ nguồn lực.
Một yếu tố đáng lo ngại khác là chất lượng tài sản của ACB. Tổng nợ xấu của ngân hàng tăng lên 8.274 tỷ đồng, trong đó, khoản nợ có khả năng mất vốn tăng tới 55% so với đầu năm, lên 6.064 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay vì thế cũng tăng từ 1,22% hồi đầu năm lên 1,5% vào cuối quý 3. Điều này cho thấy ngân hàng đang gặp phải không ít khó khăn trong việc kiểm soát các khoản nợ và rủi ro tín dụng.
Giá sầu riêng hôm nay 19/10: Thị trường ổn định, sầu Thái A giữ mức kỷ lục Sáng nay, giá sầu riêng tại các khu vực như Đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên tiếp tục duy ... |
Hôm nay Vinhomes bắt đầu thương vụ lịch sử: VIC tăng bốc đầu, VHM bất ngờ giảm sâu Trong ngày mà Vinhomes bắt đầu mua lại cổ phiếu quỹ VHM, các mã trong họ nhà Vin có phản ứng trái chiều. Trong khi ... |
Phạm Hường