Theo nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) vừa được công bố, SGN sẽ lãnh đạo liên danh triển khai dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị hàng không, cùng với dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất số 2 tại Long Thành. Trong liên danh này, SGN giữ vai trò chủ đạo với tỷ lệ góp vốn 75%, trong khi phần còn lại thuộc về đối tác là Công ty CP Phục vụ mặt đất Hà Nội (HGS). Điểm đặc biệt của dự án là cả hai doanh nghiệp cam kết sử dụng hoàn toàn vốn chủ sở hữu, không dựa vào nguồn vay bên ngoài.
Hình minh họa |
Dự án có quy mô đầu tư vượt 35% tổng tài sản của SGN theo báo cáo kiểm toán gần nhất. Do đó, công ty đã chủ động lấy ý kiến cổ đông nhằm ủy quyền cho các quyết định đầu tư lớn.
Hiện tại, SGN có vốn điều lệ gần 336 tỷ đồng. Trong đó, Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) là cổ đông lớn nhất, nắm giữ 48,03% cổ phần. Quỹ đầu tư America LLC sở hữu 25% vốn, trong khi Vietjet Air nắm 9,11% cổ phần. Đối với đối tác HGS, ACV cũng là cổ đông quan trọng với tỷ lệ sở hữu 20%.
Về tình hình tài chính, tính đến cuối quý III/2024, SGN ghi nhận tổng tài sản đạt 1.448 tỷ đồng, trong đó tiền mặt và tiền gửi ngân hàng ngắn hạn chiếm tới 61%, tương đương 900 tỷ đồng. Công ty tiếp tục duy trì chính sách không vay nợ tài chính, tạo ra sự ổn định và linh hoạt trong quản lý dòng tiền.
Trong những năm qua, SGN không thực hiện các khoản đầu tư lớn. Hiện tại, tài sản cố định của công ty chủ yếu tập trung vào các thiết bị và phương tiện vận tải phục vụ hoạt động tại sân bay, với nguyên giá hơn 1.000 tỷ đồng nhưng đã được khấu hao gần hết, chỉ còn lại giá trị sổ sách 176 tỷ đồng. Việc không vay nợ tài chính và hạn chế chi tiêu đầu tư lớn giúp SGN duy trì sự ổn định và khả năng xoay chuyển vốn khi cần thiết.
Trong 9 tháng đầu năm 2024, SGN ghi nhận doanh thu 1.129 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế giảm nhẹ 2%, còn 210 tỷ đồng. Dù gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận, SGN vẫn đạt được 75% chỉ tiêu doanh thu và 88% chỉ tiêu lợi nhuận của cả năm 2024. Công ty đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 1.499 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 240 tỷ đồng, cùng kế hoạch trả cổ tức 25% bằng tiền mặt.
Ở diễn biến liên quan, Phục vụ Mặt đất Sài Gòn mới đã có thông báo về việc đạt thỏa thuận hòa giải với Công ty CP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) về khoản nợ 68,5 tỷ đồng liên quan đến hợp đồng phục vụ mặt đất.
Theo Quyết định số 119/2024/QĐCNHGT-KDTM ngày 5/12/2024 của TAND TP Quy Nhơn, Bamboo Airways cam kết thanh toán toàn bộ khoản nợ theo lộ trình từ nay đến năm 2028. Cụ thể, khoản nợ tại sân bay Tân Sơn Nhất (52,5 tỷ đồng) và tại sân bay Đà Nẵng (16 tỷ đồng) sẽ được chia làm ba đợt thanh toán.
Ngoài ra, Bamboo Airways phải chịu lãi suất theo quy định pháp luật đối với phần nợ chưa trả và nộp 1,5 tỷ đồng chi phí hòa giải.
Các khoản nợ này phát sinh từ hợp đồng phục vụ mặt đất năm 2023, khiến Bamboo Airways trở thành con nợ khó đòi lớn nhất của SAGS, theo báo cáo tài chính quý III/2024. Thỏa thuận này được kỳ vọng sẽ giúp SAGS cải thiện dòng tiền và quản lý rủi ro tài chính.
VAECO trúng thầu hai dự án bảo dưỡng tàu bay lớn tại sân bay Long Thành VAECO - đơn vị thành viên 100% vốn của Vietnam Airlines chính thức trúng thầu hai dự án bảo dưỡng tàu bay tại sân bay ... |
Phát Đạt dự chi 650 tỷ đồng thâu tóm bất động sản trung tâm TP.HCM Phát Đạt vừa thông qua kế hoạch mua bất động sản tại số 61 Cao Thắng, quận 3, TP.HCM với ngân sách tối đa 650 ... |
Tuấn Tú