Theo đó, Sợi Thế Kỷ tiến hành chào bán hơn 1,04 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương 1,11% số cổ phiếu đang lưu hành, cho cán bộ nhân viên với giá 20.000 đồng/cp, thấp hơn 28% so với thị giá phiên chiều 7/3 (28.000 đồng/cp). Thời gian nhận tiền mua cổ phiếu từ ngày 6-30/3/2024.
Tổng số tiền dự kiến thu được từ đợt chào bán khoảng 21 tỷ đồng sẽ được sử dụng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh của Công ty. Số cổ phiếu chào bán cho cán bộ nhân viên sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 100% trong năm thứ nhất kể từ ngày kết thúc đợt chào bán. Năm thứ hai, 50% cổ phiếu sẽ được giải tỏa.
Sau khi chào bán hơn 1,04 triệu cp quỹ theo chương trình ESOP, Sợi Thế Kỷ sẽ tiếp tục chào bán số cổ phiếu quỹ còn lại (1,5 triệu cổ phiếu), tương đương 1,59% số cổ phiếu đang lưu hành. Giá chào bán tối thiểu là 18.300 đồng/cp, Công ty dự thu ít nhất 27 tỷ đồng và sẽ được dùng góp vốn vào công ty con hoặc bổ sung nguồn vốn lưu động. Thời gian thực hiện sau khi được UBCKNN chấp thuận.
Trước đó, vào ngày 15/01, HĐQT Sợi Thế Kỷ đã thông qua bộ hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ. Công ty dự kiến chào bán 13,5 triệu cp riêng lẻ cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, với giá thấp nhất là 18.300 đồng/cp và cao nhất 60.000 đồng/cp.
Tổng số tiền dự kiến thu được từ đợt chào bán từ 247 tỷ đồng đến 810 tỷ đồng, Sợi Thế Kỷ sẽ dùng bổ sung vốn lưu động. Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.
Theo danh sách công bố, sẽ có 4 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được lựa chọn mua cổ phiếu chào bán riêng lẻ. Trong đó, hai người nội bộ gồm Chủ tịch HĐQT Đặng Mỹ Linh đăng ký mua 7 triệu cp; Tổng Giám đốc kiêm Phó Chủ tịch HĐQT Đặng Triệu Hoà mua 5,5 triệu cp.
Danh sách cổ đông nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được lựa chọn mua cổ phiếu trong đợt chào bán 13,5 triệu cp riêng lẻ cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp |
Ở một diễn biến khác, HĐQT Sợi Thế Kỷ vừa thông qua tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2024. Đại hội dự kiến tổ chức ngày 28/03 tại số 242 Trần Bình Trọng, quận 5, TP. Hồ Chí Minh, theo danh sách chốt ngày 29/02/2024.
Nhìn lại năm 2023, SSợi Thế kỷ ghi nhận doanh thu đạt 1.425 tỷ đồng và lãi ròng 87 tỷ đồng, giảm lần lượt 66% và 64% so với năm trước. Đây cũng là con số lợi nhuận thấp nhất trong 7 năm qua kể từ 2017.
Sợi Thế kỷ cho biết kết quả kinh doanh 2023 bị ảnh hưởng chủ yếu do các khách hàng gián tiếp, trực tiếp thu hẹp quy mô đơn hàng làm doanh số bán ra thấp hơn cùng kỳ. So với kế hoạch doanh thu 2.149 tỷ đồng và lãi ròng 253 tỷ đồng đề ra cho năm 2023, Sợi Thế Kỷ chỉ thực hiện được 66% chỉ tiêu về doanh thu và 34% mục tiêu lợi nhuận năm.
Năm 2024, Sợi Thế Kỷ đặt kế hoạch đầy tham vọng với doanh thu đạt hơn 2.703 tỷ đồng, tăng 90% so với thực hiện năm 2023. Lãi ròng dự kiến hơn 300,5 tỷ đồng, gấp gần 3,5 lần. Nếu hoàn thành kế hoạch đề ra, Công ty sẽ lập kỷ lục cả về doanh thu và lợi nhuận kể từ khi cổ phần hóa đến nay (từ năm 2005).
Đáng chú ý, Sợi Thế Kỷ hiện chưa công bố mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể nhằm thực hiện hóa kế hoạch kinh doanh 2024.
Điểm lại kết quả kinh doanh năm 2023, Kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2023, Sợi Thế Kỷ có doanh thu 1.425 tỷ đồng và lãi sau thuế 87 tỷ đồng, giảm lần lượt 33% và 64% so với 2022. Mức lợi nhuận này thấp nhất 7 năm (kể từ 2017 đến nay) và chỉ thực hiện 34% kế hoạch.
Sợi Thế Kỷ đối mặt khó khăn trong ngắn hạn
Tính đến tháng 11/2023, công suất hoạt động của nhà máy Củ Chi và nhà máy Trảng Bàng của Sợi Thế Kỷ đạt khoảng 60% - 65%.
Đối với dự án nhà máy Unitex, tính đến cuối tháng 9/2023, tiến độ xây dựng chung đã đạt 70%, dự kiến sẽ hoàn thành xây dựng vào cuối quý I/2024 và đưa giai đoạn 1 (công suất 36,000 tấn/năm) vào hoạt động từ quý II/2024.
Sau khi đưa nhà máy Unitex giai đoạn 1 vào hoạt động, tổng công suất của Sợi Thế Kỷ sẽ tăng khoảng 57% đạt 99.000 tấn/năm.
Xuất khẩu xơ sợi của Việt Nam đã bắt đầu có diễn biến tích cực hơn từ quý II/2023 và duy trì đà tăng trưởng nhẹ, đạt 483.000 tấn vào quý III/2023, tăng 5% so với quý II/2023.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cũng như chuyên gia ngành hàng dệt may hiện giữ quan điểm lạc quan trong thận trọng về tốc độ phục hồi của ngành hàng dệt may nói chung, ngành hàng xơ sợi nói riêng.
Theo đánh giá mới đây của hãng chứng khoán Phú Hưng Securities, tốc độ phục hồi đơn hàng của Sợi Thế Kỷ trong nửa đầu năm 2024 vẫn ở mức chậm và chờ đợi vào nửa cuối năm 2024. Theo đó, Sợi Thế Kỷ sẽ tiếp tục đối mặt với tình trạng dư cung và công suất sử dụng của cả 03 nhà máy trong năm 2024 sẽ chỉ đạt khoảng 50% - 60%.
Tuy nhiên, Phú Hưng Securities đánh giá việc đưa nhà máy Unitex giai đoạn 1 vào hoạt động sẽ là tiền đề cho Sợi Thế Kỷ đón đầu xu hướng thời tranh xanh khi các nhãn hàng lớn trên toàn cầu đều cam kết hành động chống biến đổi khí hậu và sử dụng sợi tái chế đạt tỷ lệ 50% - 100% đến năm 2025. Đây cũng là giai đoạn để Sợi Thế Kỷ dự trữ nguồn lực chuẩn bị cho thời điểm thị trường phục hồi.
Trong một diễn biến liên quan, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sợi Thế Kỷ dự kiến đăng ký mua vào lượng lớn cổ phiếu STK trong đợt chào bán riêng lẻ 13,5 triệu cổ phiếu STK tới đây. Phần lớn số tiền thu được từ đợt chào bán này sẽ được Sợi Thế Kỷ dùng để phát triển nhà máy Unitex.
Trên thị trường chứng khoán, kết thúc ngày 7/3, thị giá cổ phiếu STK đạt 29.350 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 3,89% so với phiên giao dịch trươc đó.
Cổ phiếu ngành dệt may: Từ khó khăn đến cơ hội Ngành dệt may Việt Nam đang trong giai đoạn đối mặt với nhiều khó khăn, thế nhưng các thuận lợi và cơ hội không phải ... |
Ngành dệt may còn đó dư địa tăng trưởng? SSI kỳ vọng các, doanh nghiệp dệt may sẽ ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận ròng dương trong quý 4/2023. Tuy nhiên, SSI cho ... |
Đơn hàng sụt giảm, Sợi Thế kỷ (STK) báo lãi giảm 67% trong quý III/2023 Sợi Thế kỷ (STK) cho biết, số lượng đơn hàng quý III/2023 sụt giảm mạnh ảnh hưởng đến doanh thu, đồng thời, giá bán bình ... |
Tiểu Vy