Công ty CP Tập đoàn Dầu khí AnPha (An pha Petrol, HoSE: ASP) vừa công bố Báo báo tài chính (BCTC) đã kiểm toán 2023. Theo đó, gây chú ý khi xuất hiện ý kiến ngoại trừ và vấn đề cần nhấn mạnh của kiểm toán, đồng thời lãi sau thuế của Tập đoàn Dầu khí AnPha chuyển từ lãi sang lỗ sau kiểm toán. Ngày 30/3, Dầu khí AnPha đã nhanh chóng đưa ra giải trình về vấn đề trên.
Sau kiểm toán, nhiều chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí AnPha ghi nhận sự thay đổi đáng kể. Đáng chú ý, lợi nhuận sau thuế “bốc hơi” 98% từ mức lãi 4,4 tỷ đồng trước kiểm toán, chuyển sang lỗ 84,2 tỷ đồng.
Chỉ tiêu thay đổi đáng kể trước và sau kiểm toán năm 2023 |
Theo giải trình của doanh nghiệp, sự sụt giảm nói trên đến từ một số điều chỉnh. Cụ thể: Lợi nhuận gộp sau kiểm toán điều chỉnh giảm 2,24 tỷ đồng nguyên nhân do kiểm toán loại bỏ bổ sung doanh thu nội bộ; Doanh thu hoạt động tài chính sau kiểm toán điều chỉnh giảm 1,49 tỷ đồng nguyên nhân là do kiểm toán điều chỉnh hạch toán khoản lãi chậm thanh toán từ doanh thu tài chính sang doanh thu chưa thực hiện tại công ty mẹ; Chi phí tài chính sau kiểm toán điều chỉnh tăng 15,34 tỷ đồng nguyên nhân do trích lập dự phòng thêm khoản đầu tư vào cửa hàng nhận sáp nhập từ Rạng Đông/Hừng Sáng tại công ty Bình Minh; Chi phí bán hàng sau kiểm toán điều chỉnh giảm 5,22 tỷ đồng nguyên nhân do kiểm kiểm toán loại bỏ bổ sung doanh thu nội bộ; Chi phí quản lý doanh nghiệp sau kiểm toán điều chỉnh tăng 60,87 tỷ đồng nguyên nhân do kiểm toán trích lập bổ sung dự phòng nợ phải thu khó đòi (Minh Thảo/An Pha Hà Nội) và phân bổ toàn bộ lợi thế thương mại còn lại của Công ty con ngừng hoạt động (Minh Thảo, Đức Hải, Minh Gia); Thu nhập khác sau kiểm toán điều chỉnh giảm 11,27 tỷ đồng nguyên nhân do kiểm kiểm toán loại ghi nhận thu nhập khác phân bổ từ việc bán tài sản cho Năng lượng Miền Trung; Chi phí khác sau kiểm toán điều chỉnh tăng 2,38 tỷ đồng nguyên nhân do kiểm kiểm toán phân loại thuế TNDN (Bình Minh), và chi phí khấu hao của nhà máy vỏ các năm trước (MT GAS); Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại sau kiểm toán điều chỉnh tăng 3,14 tỷ đồng nguyên nhân do hoàn nhập dự phòng đầu tư tài chính và dự phòng nợ phải thu khó đòi. Từ các nguyên nhân chủ yếu trên nên lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán giảm 88,58 tỷ đồng so với trước lúc kiểm toán.
Bên cạnh đó, tại BCTC Công ty TNHH Kiểm toán CPA Việt Nam đã có ý kiến ngoại trừ với Tập đoàn Dầu khí AnPha. Cụ thể, tại thuyết minh số 6.8 Công ty CP Thương mại Gas Bình Minh – Công ty con của Tập đoàn Dầu khí AnPha, ghi nhận thu nhập khác từ chuyển nhượng mảng kinh doanh khách hàng hộ gia đình với giá trị là hơn 59 tỷ đồng theo hợp đồng số 01/2023/BMG-PT/LTKD ngày 22/12/2023, tuy nhiên, sau đó Thương mại Gas Bình Minh đã ký kết hợp đồng mua bán lại tài sản đã bán số 01/2023/BMG-PT/LTKD ngày 27/3/2024. Do vậy, việc ghi nhận thu nhập khác đối với giao dịch chuyển nhượng nêu trên trong năm 2023 là chưa phù hợp. Do đó, nếu ghi nhận phù hợp trên báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2023, chỉ tiêu “Thu nhập khác” và chỉ tiêu” Lợi nhuận kế toán trước thuế” sẽ giảm đi hơn 59 tỷ đồng.
Đồng thời, trên bảng cân đối kế toán vào cuối năm 2023, khoản mục “Phải thu ngắn hạn của khách hàng” sẽ giảm đi hơn 90,8 tỷ đồng; khoản mục “Chi phí trả trước dài hạn” sẽ tăng lên hơn 31,8 tỷ đồng và khoản mục “Lợi nhận sau thuế chưa phân phối kỳ này “sẽ giảm đi với giá trị hơn 59 tỷ đồng.
Ngoài ra, kiểm toán chưa nhận được công nợ đầy đủ các Biên bản đối chiếu công nợ đối với các khoản công nợ của các Công ty con của Tập đoàn Dầu khí AnPha, trong đó bao gồm: Phải thu ngắn hạn của khách hàng là 32 tỷ đông , trả trước cho người bán ngắn hạn là 7,8 tỷ đồng , phải thu ngắn hạn khác là 22,6 tỷ đồng; phải thu dài hạn khác là 15,3 tỷ đồng; phải trả người bán ngắn hạn khác 11,6 tỷ đồng.
Kiểm toán đã thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán thay các khoản công nợ phải thu, phải trả này, các khoản dự phòng cần trịch lập theo các quy định về lập và trình bày BCTC hợp nhất đối với các khoản phải thu qua hạn thanh toán. Do đó Kiểm toán không không thể xác định được số liệu cần thiết phải điều chỉnh các số liệu này trên BCTC hợp nhất cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12/2023 của Công ty hay không.
Bên cạnh đó, theo báo cáo tài chính tự lập, trong năm 2023, một công ty con khác của Tập đoàn Dầu khí Anpha là Công ty CP Dầu khí Anpha đã tiến hành trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi trên sơ dư nợ phải thu của khách hàng với giá gốc 49,3 tỷ đồng, đã tríchn lập số tiền trên. Tuy nhiên, Kiểm toán cho biết, do không thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về các căn cứ mà Ban Giám đốc sử dụng để ước tính giá trị dự phòng này, kiểm toán viên không thể xác định được có hợp lý hay không, cũng như ảnh hưởng của việc này đến BCTC Hợp nhất cho năm tài chính 2023.
Ngoài ý kiến ngoại trừ, Kiểm toán CPA Việt Nam cũng nêu lên vẫn đề cần nhấn mạnh đó là tại thuyết minh số 4.1 của BCTC hợp nhất năm 2023, nợ ngắn hạn của Tập đoàn Dầu khí AnPha đã vượt quá tài sản ngắn hạn 337,9 tỷ đồng.
Kết thúc năm tài chính trên, Tập đoàn Dầu khí AnPha có kết quả lỗ 84,2 tỷ đồng. Khả năng hoạt động liên tục của Công ty phụ thuộc vào khả năng tạo tiền từ hoạt đông kinh doanh cốt lõi, và các khoản tín dụng được tài trợ từ các ngân hàng thương mại. Những điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn tới nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của Tập đoàn Dầu khí AnPha.
Vấn đề cần nhấn mạnh của Kiểm toán APC Việt Nam |
Trước nhưng ý kiến trên, Tập đoàn Dầu khí AnPha đã có công văn giải trình các ý kiến trên của Kiểm toán như sau:
Về ý kiến ngoại trừ ghi nhận thu nhập khác từ chuyển nhượng mảng kinh doanh khách hàng hộ gia đình với giá trị là hơn 59 tỷ đồng theo Hợp đồng số 01/2023/BMG-PT/LTKD ngày 22/12/2023, thì tại thời điểm bán đã có đủ hồ sơ chứng từ hợp lệ để ghi nhận doanh thu năm 2023 như Biên bản họp HĐQT đã thông qua, hợp đồng bán hệ thống, hóa đơn GTGT xuất bán và đồng thời đã kê khai thuế và nộp thuế cho cơ quan nhà nước, như vậy là đã đầy đủ cơ sở để hạch toán ghi nhận doanh thu trong niên độ kế toán năm 2023. Tuy sau đó Công ty đã ký kết Hợp đồng mua lại tài sản đã bán số 01/2023/BMG-PT/LTKD ngày 27/3/2024 là do chiến lược kinh doanh điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nên khi thực hiện việc mua lại thì sẽ dựa trên các hồ sơ chứng từ hợp pháp để thực hiện và ghi nhận chi phí tại thời điểm phát sinh giao dịch trong niên độ năm 2024.
Việc thu thập được đầy đủ các biên bản đối chiếu công nợ đối với các khoản công nợ của các Công ty con của Tập đoàn Dầu khí AnPha, trong đó bao gồm: phải thu ngắn hạn trả trước cho người bán ngắn hạn, phải thu ngắn hạn khác, phải thu dài hạn, phải trả người bán ngắn hạn, phải trả ngắn hạn khác, phải trả dài hạn khác… là rất khó khăn để thu thập hết do tập đoàn có rất nhiều công ty con công ty liên kết ở khắp các tỉnh thành và có hàng ngàn khách hàng, cũng có nhiều khách hàng giải thể, ngưng hoạt động có công nợ tồn đọng lâu năm nên không thể xác nhận hết công nợ với khách hàng được.
Về thực hiện tiến hành trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi của Công ty CP Dầu khí An Pha, một Công ty con của Công ty trên số dư nợ phải thu khách hàng với số đã trích lập làhơn 49,3 tỷ đồng, việc thực hiện trích lập này căn cứ theo điều 6 thông tư 48/2019/TT-BTC ngày 06/06/2019 của Bộ tài chính hướng dẫn về trích lập dự phòng của bộ tài chính đối với các khoản công nợ quá hạn có thời gian trên 6 tháng.
VietinBank rao bán loạt BĐS ở Hà Nội, TP HCM, Cần Thơ, Hải Phòng để thu hồi nợ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank; HOSE: CTG) rao bán loạt thửa đất, trong đó có hàng loạt căn hộ chung cư tại ... |
Dầu khí Nam Sông Hậu (PSH) nợ thuế loạt các tỉnh tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Tính đến thời điểm hiện tại, Dầu khí Nam Sông Hậu (PSH) đang nợ thuế tại các tỉnh Hậu Giang, An Giang, Vĩnh Long và ... |
Cổ phiếu CNG âm thầm tăng tốc, Chứng khoán Yuanta cũng vừa ra khuyến nghị Chứng khoán Yuanta Việt Nam vừa có báo cáo phân tích và đưa ra khuyến nghị với cổ phiếu của Công ty CP CNG (HOSE: ... |
Tiểu Vy