Từ đầu năm đến nay, Tập đoàn Masan đã thực hiện hai lần tăng vốn điều lệ cho The Sherpa, rót vào công ty con này tổng cộng 5.406 tỷ đồng. |
Chiều tối ngày 23/10, Công ty CP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) đã thông tin một loạt các nghị quyết HĐQT, quyết định và công văn về việc góp vốn bổ sung vào Công ty TNHH The Sherpa, đồng thời làm rõ một số nội dung trong báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2023, trong đó có chủ trương tăng vốn này.
Tại văn bản làm rõ, Tập đoàn Masan cho biết, doanh nghiệp chưa tiến hành công bố thông tin hai Nghị quyết HĐQT số 42/2023 và 256/2023 liên quan đến chủ trương bổ sung vốn góp cho The Sherpa tại báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2023. Đây đều là những nghị quyết mang tính chủ trương, nhằm mục đích giúp công ty con thực hiện phương án sản xuất kinh doanh “tăng tỷ lệ sở hữu và tăng tốc phát triển hệ sinh thái tiêu dùng – bán lẻ - công nghệ”.
Theo đó, Nghị quyết số 42/2023/NQ- HĐQT đã thông qua chủ trương bổ sung khoản vốn góp lên đến 2.000 tỷ đồng vào vốn điều lệ của The Sherpa, đồng thời uỷ quyền cho ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT hoặc ông Danny Le - Tổng Giám đốc quyết định số vốn góp tăng cụ thể, số lần góp vốn cụ thể, thời điểm góp vốn và tất cả các vấn đề khác liên quan đến việc tăng vốn góp trong The Sherpa và thực hiện các thủ tục cần thiết theo quy định.
Thực hiện chủ trương nói trên, ông Danny Le đã phê duyệt phương án tăng 1.902 tỷ đồng vốn điều lệ cho The Sherpa. Thủ tục tăng vốn được hoàn tất vào ngày 7/4/2023, nâng số vốn điều lệ của The Sherpa lên mức hơn 9.726 tỷ đồng.
Đến ngày 26/4/2023, Masan tiếp tục có Nghị quyết số 256/2023, thông qua chủ trương góp thêm 5.230 tỷ đồng vào vốn điều lệ của The Sherpa. Theo đó, ngày 25/7/2023, Tổng giám đốc Danny Le đã phê duyệt số vốn góp cụ thể vào The Sherpa là 3.504 tỷ đồng. Liên quan đến vấn đề này, Tập đoàn Masan nhấn mạnh, việc phê duyệt chỉ là nguyên tắc và số tiền góp vốn trên thực tế chưa được thực hiện tại thời điểm doanh nghiệp lập báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm.
Thực tế, lần tăng vốn thứ hai được hoàn tất vào ngày 21/8/2023, nâng vốn điều lệ của The Sherpa lên mức 13.231 tỷ đồng.
Như vậy, từ đầu năm đến nay, Tập đoàn Masan đã thực hiện hai lần tăng vốn điều lệ cho The Sherpa, rót vào công ty con này tổng cộng 5.406 tỷ đồng.
Theo báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2023, tại ngày 30/6, Tập đoàn Masan đang sở hữu 99,9% vốn tại The Sherpa.
Về The Sherpa, doanh nghiệp này được thành lập ngày 12/6/2020, hoạt động chính trong lĩnh vực tư vấn quản lý (trừ tư vấn tài chính, kế toán, pháp luật), với số vốn điều lệ ban đầu là gần 517 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2020 – 2022, The Sherpa đã thực hiện tổng cộng 6 lần tăng vốn. Tính đến hết năm 2022, vốn điều lệ của donah nghiệp này đạt gần 7.285 tỷ đồng, tăng gấp 14 lần so với thời điểm mới thành lập.
The Sherpa được Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang từng ví là “người hùng thầm lặng”, bởi lẽ, doanh nghiệp này ra đời với sứ mệnh trở thành một trong ba cổ đông sáng lập The Crown X, nhằm hoàn tất thương vụ sáp nhập VinCommerce.
Cụ thể, CrownX là công ty con nắm giữ phần vốn góp tại Công ty TNHH Masan Cosumer Holdings (MCH) và Công ty CP Phát triển và Thương mại dịch vụ VCM (VCM, nay là Wincommerce).
Năm 2020, Masan đã tiến hành chuyển toàn bộ lợi ích vốn chủ sở hữu trong MCH cho The CrownX và toàn bộ lợi ích vốn chủ sở hữu trong VCM cho The Sherpa. Sau đó, The Sherpa lại chuyển toàn bộ lợi ích trong VCM cho The CrownX. Kết quả của giao dịch này là The Sherpa nắm 70% vốn của The CrownX. Hiện, The CrownX là nhân tố chủ chốt của Masan trong kế hoạch xây dựng nền tảng tiêu dùng - bán lẻ, sở hữu MCH và WCM, cùng hai mảnh ghép quan trọng là Phúc Long và mạng viễn thông Wintel.
Trở lại với The Sherpa, đây cũng là nơi Tập đoàn Masan tích cực thực hiện các thương vụ M&A và mở rộng hệ sinh thái của mình. Tháng 9/2021, The Sherpa đã chi 295,5 tỷ đồng để mua lại 70% cổ phần của Công ty CP Mobicast (Mobicast hoặc Reddi), đánh dấu bước đầu mở rộng sang lĩnh vực viễn thông của Tập đoàn Masan.
Tháng 1/2022, thông qua The Sherpa, Masan đã chi 110 triệu USD để mua thêm 31% cổ phần và trở thành công ty mẹ của Phúc Long Heritage. Đến tháng 8, Tập đoàn này mua thêm 34% lợi ích vốn chủ sở hữu của chuỗi đồ uống này với khoản tiền 154 triệu USD.
Tháng 2/2023, cũng thông qua The Sherpa, Tập đoàn Masan đã đầu tư 105 triệu USD cho 25% tỷ lệ sở hữu tại tại Trust IQ Pte. Ltd. - một doanh nghiệp có trụ sở chính tại Singapore, nhằm thực hiện mục tiêu tạo nên hệ sinh thái tiêu dùng – bán lẻ - công nghệ của mình.
Nửa đầu năm 2023, Masan tiếp tục đà tăng trưởng bền vững Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) vừa công bố báo cáo tài chính chưa kiểm toán của nửa đầu năm 2023. Theo ... |
Masan nhận chứng nhận đăng ký đầu tư 105 triệu USD vào Trust IQ tại Singapore Ngày 10/2/2023, Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (“Masan”) thông qua công ty con là The Sherpa đã chính thức nhận Giấy chứng nhận ... |
Masan trình phương án chào bán cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi Masan bổ sung thêm phương án chào bán riêng lẻ cổ phần ưu đãi cổ tức trong tài liệu họp ĐHĐCĐ 2023. Hiện Masan có ... |
Hà Lê