Theo giải trình, nguyên nhân khiến Tập đoàn T&T không hoàn tất giao dịch bán 74,5 triệu cổ phiếu đã bán ra là “không đạt kỳ vọng”. Trong đăng ký trước đó, T&T đã đăng ký bán 74,5 triệu cổ phiếu SHB với thời gian thực hiện là từ 13/5 đến 10/6, theo phương thức thỏa thuận và/hoặc khớp lệnh.
Ảnh: Internet |
Do không bán ra ra bất cử cổ phiếu nào, Tập đoàn T&T vẫn nắm 362 triệu cổ phiếu SHB, chiếm 9,99% vốn điều lệ của ngân hàng. Tổng số cổ phiếu SHB mà Tập đoàn T&T và người liên quan nắm giữ là 723 triệu, tương ứng 19,99% vốn điều lệ.
Tại diễn biến liên quan, ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) kiêm Phó Tổng Giám đốc SHB đã báo cáo việc mua vào 25,7 triệu cổ phiếu trong tổng số 100,2 triệu cổ phiếu SHB đã đăng ký.
Phương thức giao dịch là thỏa thuận, thực hiện trong thời gian từ ngày 8/5 đến 9/5. Báo cáo cho biết lý do ông Vinh chưa mua được hết số cổ phiếu đã đăng ký là “do diễn biến thị trường chưa phù hợp”. Sau khi hoàn thành một phần giao dịch trên, ông Vinh đang nắm giữ 26,7 triệu cổ phiếu SHB, tương ứng tỷ lệ sở hữu 0,74%.
Cùng khoảng thời gian này, bà Đỗ Minh Nguyệt, chị gái ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT SHB, đã bán xong toàn bộ 25,7 triệu cổ phiếu SHB thông qua phương thức thỏa thuận, trong giai đoạn từ ngày 8/5 đến 9/5. Tổng giá trị giao dịch là gần 311 tỷ đồng, tương ứng mức giá trung bình 12.085 đồng/cp.
Về tình hình kinh doanh của SHB, trong quý I/2024, SHB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 4.017 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ. Đặc biệt, nhờ giảm chi phí hoạt động và chi phí dự phòng, lợi nhuận ngân hàng đã đạt được kết quả tích cực so với quý I năm 2023. Với kết quả trên, ngân hàng SHB đã thực hiện 35,6% kế hoạch năm sau ba tháng đầu năm 2024. Đồng thời, Ngân hàng cũng lập lên kỷ lục lợi nhuận quý cao nhất lịch sử.
Tính đến thời điểm 31/3/2024, tổng tài sản của nhà băng này bị thu hẹp 1,5% xuống 621.144 tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng giảm nhẹ xuống 437.667 tỷ đồng. Sau quý đầu năm, ngân hàng đã giảm mạnh tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) từ 63.549 tỷ đồng xuống 8.836 tỷ đồng, trong khi tăng dư nợ chứng khoán đầu tư từ 32.064 tỷ đồng lên 62.809 tỷ đồng. Dư nợ chứng khoán tăng thêm chủ yếu là trái phiếu Chính phủ nắm giữ đến ngày đáo hạn.
So với cuối năm 2023, dự phòng rủi ro cho vay khách hàng và số dư nợ xấu của SHB gần như đi ngang. Tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức 3,02%, ngang với kết quả vào cuối năm 2023 theo báo cáo kiểm toán.
Năm 2024, SHB đặt kế hoạch tổng tài sản vượt 701.000 tỷ đồng; vốn điều lệ tăng 12% lên 40.658 tỷ đồng; kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, tăng trưởng tổng dư nợ cấp tín dụng 14% (điều chỉnh theo chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước), huy động thị trường 1 phù hợp với tăng trưởng tín dụng thực tế. Lợi nhuận trước thuế đặt mục tiêu tăng 22%, đạt 11.286 tỷ đồng. Ngân hàng dự kiến chi trả cổ tức 2024 tỷ lệ 18%. Ngân hàng cũng thông qua phương án trả cổ tức 2023 với tỷ lệ 16%, trong đó 5% bằng tiền mặt và 11% bằng cổ phiếu.
Chị gái ‘bầu Hiển’ sang tay thành công toàn bộ số cổ phiếu SHB Ngày 14/5, Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE) đã có báo cáo liên quan đến giao dịch cổ phiếu của người có liên ... |
4 mã cổ phiếu giúp Công ty chứng khoán của ông Đỗ Quang Vinh - con trai bầu Hiển lãi đậm Hoạt động tự doanh của CTCK Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) trong năm qua được nhiều nhà đầu tư đánh giá cao. |
'Kho báu tiềm ẩn' trong bản Hợp đồng chưa 'ráo mực' của Tập đoàn Masan (MSN) Tập đoàn Masan (MSN) được giữ nguyên cổ phần tại Nyobolt - công ty sở hữu công nghệ sản xuất pin ứng dụng vonfram có ... |
Tường San